Đã đến lúc dừng BT!

Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên VIAC 30/05/2019 15:34

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Trong đó, đối với hình thức BT, câu trả lời cho câu hỏi giữ hay bỏ các dự án BT (xây dựng- chuyển giao) vẫn chưa có lời giải đáp.

Nhưng từ góc nhìn cá nhân, người viết cho rằng đã đến lúc chấm dứt các dự án BT theo cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”.

p/Dự án BT đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương do Công ty CP Tasco thực hiện có vi phạm, khuyết điểm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Dự án BT đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương do Công ty CP Tasco thực hiện có vi phạm, khuyết điểm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Không còn lý do gì để tiếp tục cơ chế “đổi đất lất hạ tầng” theo hình thức BT !

Dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Luật PPP) lần 1 yêu cầu các dự án PPP phải có quy mô vốn tối thiểu 200 tỷ đồng.

Tại Điểm 2, điều 10, chương II, Nghị định 15 quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Một phần điểm 2 cũng quy định đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 10%. Có nghĩa, một dự án cầu đường có tổng vốn đầu trên 1.500 tỷ đồng, doanh nghiệp muốn tham gia chỉ cần đáp ứng vốn chủ sở hữu ở mức trên 150 tỷ đồng.

Nhưng kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam cho thấy đây là một con số khá thấp và hầu như bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng -bất động sản (những doanh nghiệp đều có xu hướng mở rộng quỹ đất bằng BT) trên thị trường chứng khoán đang niêm yết, đều cũng có thể đáp ứng được.

Yêu cầu về năng lực tài chính này trên thực tế sẽ khiến doanh nghiệp không chịu bất cứ áp lực vốn nào. Bởi một khi đã tham gia đấu thầu được dự án, vốn để triển khai dự án thực tế đã có ngân hàng cung cấp. Lợi ích doanh nghiệp đạt được là “ăn” cả 2 đầu khi: Tổng dự toán xây dựng trong đó cơ bản giá thành xây dựng là do doanh nghiệp “xây” lên; thời gian thu phí và quỹ đất đổi lấy hạ tầng cũng do doanh nghiệp đề xuất, theo phê duyệt của “cơ quan có thẩm quyền”.

Trong trường hợp tiếp tục giữ các dự án BT, Bộ KH&ĐT đưa ra 2 phương án lấy ý kiến: Một là đấu thầu dự án BT; hai là thực hiện kết hợp đồng thời đấu giá đất và đấu thầu công trình BT.

Trong trường hợp tiếp tục giữ các dự án BT, Bộ KH&ĐT đưa ra 2 phương án lấy ý kiến: Một là đấu thầu dự án BT; hai là thực hiện kết hợp đồng thời đấu giá đất và đấu thầu công trình BT.

Trong trường hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn giữ hình thức BT, thì Bộ phải chứng minh được hai phương án này sẽ làm minh bạch hóa các dự án BT, khiến dự án BT không còn là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực và tham nhũng. Nhưng đây lại không phải là một câu chuyên dễ dàng bởi kể cả có đầu thầu đi chăng nữa, thì việc doanh nghiệp “đi đêm” với chính quyền vẫn là điều có thể xảy ra. Vậy có lý do gì để chúng ta tiếp tục hình thức đổi đất lấy hạ tầng?

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Giữ hay bỏ hình thức hợp đồng BT?

    06:16, 24/05/2019

  • Kiểm toán nhà nước: Các dự án BOT, BT gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng

    17:30, 20/05/2019

  • Cấp tín dụng cho bất động sản, BOT, BT tiềm ẩn rủi ro

    09:30, 20/05/2019

  • Bản chất PPP - Góc nhìn “ưu khuyết” từ BT!

    05:54, 20/05/2019

Cần thành lập “PPP Center”

Do đó, về lâu dài, điều căn bản nhất cần làm và được trông đợi sẽ tạo nên chất lượng mới trong triển khai chính sách này ở Việt Nam là việc thành lập một cơ quan chuyên trách về PPP theo hình mẫu “PPP Center” ở các nước. Đó là không phải là một cơ quan phê duyệt dự án tập trung mà là một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp và độc lập về PPP.

Hai là, hãy cho dừng hẳn cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” như là giải pháp huy động vốn đầu tư tư nhân đã lỗi thời vì cũ và có quá nhiều hệ luỵ. Thay vào đó cần xây dựng và phát triển một thị trường tài chính chuyên biệt với các giải pháp chuyên nghiệp cho các dự án BT. Có rất nhiều bài học dường như kinh điển của thế giới cho lĩnh vực này mà Việt Nam cần và có thể học hỏi. Chỉ khi đó, chúng ta mới có được các nhà đầu tư tư nhân thật sự, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, mà không phải chỉ các nhà đầu cơ như vừa rồi.

Việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức BT đã được các chuyên gia mổ xẻ từ lâu và gọi nôm là “cơ chế đổi đất lấy hạ tầng”. Bên cạnh ý nghĩa tích cực, nó từng được dư luận cảnh báo theo chiều tiêu cực, cho rằng đó là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực và tham nhũng.

Tôi muốn đánh giá tổng quát hơn. Trước hết, về mặt chính sách, Việt Nam đang tập trung quá lớn các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chiếm tới 5.7% GDP, ở mức độ cao nhất Đông Nam Á. Xin chưa bàn tới hiệu quả của chính sách này, theo đó các tác động tích cực vẫn chưa thấy đối với nền kinh tế và đời sống xã hội như chi phí dịch vụ logistics vẫn rất cao, thời gian dành cho lưu thông do tắc đường quá dài, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng...

Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” vốn đã từng và vẫn luôn luôn là giải pháp tình thế chứ không dựa trên cơ sở lý luận nào cả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đã đến lúc dừng BT!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO