Đà Nẵng chú trọng nâng cấp hạ tầng logictics

TUẤN VỸ 30/06/2023 02:00

Nhiều khó khăn về logictics đã khiến các doanh nghiệp cảm thấy boăn khoăn về quyết định lựa chọn đầu tư, phát triển tại Đà Nẵng, vì vậy địa phương đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ.

>>Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao

Nhằm khắc phục các hạn chế về quỹ đất, Đà Nẵng hướng đến mục tiêu thu hút các dự án, ngành công nghiệp công nghệ cao để đẩy mạnh kinh tế - xã hội tại địa phương. Thế nhưng, công tác thu hút đầu tư đến nây vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề logictics khiến nhiều doanh nghiệp còn thấy boăn khoăn.

Mặc dù Đà Nẵng thời gian qua đã có nhiều tích cực trong việc hình thành và phát triển mạng lưới logictics, tuy nhiên đến nay chỉ số ít dự án được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Vì vậy, để tạo động lực thu hút đầu tư, địa phương cần sớm đẩy nhanh tiến độ các dự án, tạo “lực hấp dẫn” để doanh nghiệp nhận thấy tiềm năng phát triển.

Ông Buerstedde Peter, Giám đốc tổ chức Thương mại và Đầu tư của Đức tại Việt Nam nhận định Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển logistics, vận tải, hậu cần khi chủ động bố trí quỹ đất. Thế nhưng, theo đánh giá Đà Nẵng vẫn còn khá ít line tàu (công ty tàu biển chuyên tuyến) đi quốc tế. Vì vậy, nhiều hạn chế đã xuất hiện trong quá trình vận tải của doanh nghiệp.

Hiện nay

Hiện nay, hạ tầng logictics tại Đà Nẵng đang còn gặp nhiều bất lợi khi chưa được khớp nối.

“Đà Nẵng cần tăng cường khả năng vận chuyển, kết nối hàng hóa cùng với đó là tính toán đến việc mở rộng các line tàu, nhất là khi địa phương đang xây dựng cảng Liên Chiểu. Hiện nay có một số nhà đầu tư quan tâm đến Đà Nẵng nhưng băn khoăn trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu”, ông Buerstedde Peter cho hay.

Theo ông Takamoto Abe, đại diện IDG Capital Đà Nẵng hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển lĩnh vực công nghệ cao nhờ vị trí địa lý, kết nối giao thông,... Dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn với Đà Nẵng khi cảng biển tại địa phương chưa thực sự đồng bộ. Từ đây dẫn đến công tác vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sẽ có nhiều hạn chế, bất lợi.

“Nếu Đà Nẵng quan tâm, phát triển cảng biển thì các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng thảo luận sâu hơn việc đầu tư vào thành phố. Song song với đó, Đà Nẵng cũng cần tập trung hơn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là kỹ sư và nhân lực ngành logistics”, ông Takamoto Abe chia sẻ.

Thông tin từ ông Vũ Quang Hùng, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu công nghệ cao Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa tại địa phương hiện đang có nhiều đầu mối xuất khẩu hàng đi quốc tế nhưng lượng hàng chưa nhiều. Dù vậy, Cảng Tiên Sa vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng, đáp ứng được nhu cầu xuất hàng đi quốc tế khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Theo vị này, Đà Nẵng không có lợi thế thành phố vệ tinh bởi các tỉnh miền Trung đó là nối liền, trải dài tạo nên nhiều bất lợi so với 2 đầu đất nước. Tuy nhiên, trong tương lai Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu về logistics đúng nhu cầu của doanh nghiệp khi Cảng Liên Chiểu hoàn thiện và đưa vào hoạt động.

Cuối năm 2022 vừa qua, dự án này đã được khởi công đối với phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Với tín hiệu này, Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng vào việc  kết nối được với các hãng tàu vận tải quốc tế lớn.

Từ đó, Đà Nẵng sẽ tạo được sợi dây liên kết, phát triển logistics đường biển để thúc đẩy tiêm năng của địa phương. Đồng thời, gia tăng sức cạnh tranh, tạo thành điểm lợi thế để thu hút đầu tư FDI vào Đà Nẵng.

Qua tìm hiểu, vừa qua Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư 10 dự án trung tâm logistics. Trong đó, có 1 dự án là trung tâm logistics cấp vùng, hạng I là trung tâm logistics Cảng Liên Chiểu. Khu vực này sẽ là trung tâm logistics cảng biển với các dịch vụ như cảng biển, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS…

Để thu hút được doanh nghiệp, việc vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu,... cần được tổ chức thuận lợi.

Để thu hút được doanh nghiệp, việc vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu,... cần được tổ chức thuận lợi.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng kêu gọi đầu tư tại Trung tâm logistics cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Tại đây sẽ quy hoạch Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không với quy mô 4-5ha vào năm 2030 và mở rộng đến 8-9ha đến năm 2050. Đây sẽ là trung tâm logistics chuyên dụng phục vụ dịch vụ logistics hàng không.

Đồng thời, sẽ có 8 trung tâm logistics cấp tỉnh tại Đà Nẵng. Các dự án kêu gọi đầu tư gồm có ga hàng hóa Kim Liên mới, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Trung tâm logistics và kho bãi kèm với 5 trung tâm logistics ở 5 địa phương là Hoà Nhơn, Hoà Phước, Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Hiệp Bắc.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng tìm cách

    Đà Nẵng tìm cách "vực dậy" chỉ số PCI

    12:23, 27/06/2023

  • Đà Nẵng: Người lao động mòn mỏi chờ bàn giao nhà ở xã hội

    Đà Nẵng: Người lao động mòn mỏi chờ bàn giao nhà ở xã hội

    05:00, 25/06/2023

  • Đà Nẵng: Cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

    Đà Nẵng: Cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

    10:48, 20/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng chú trọng nâng cấp hạ tầng logictics
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO