Đã qua rồi kỷ nguyên của “nữ hoàng bầu trời” Boeing 747?

NGUYỄN CHUẨN 05/07/2020 06:34

Hơn 50 năm trước, chiếc Boeing 747 lần đầu ra mắt, định lượng lại kích cỡ sân bay và trở thành “người hùng” của dòng máy bay vận tải. Tuy nhiên, tương lai nó có thể chỉ nhìn thấy trong…bảo tàng.

“Nữ hoàng bầu trời” Boeing 747 ra sao?

Chiếc Boeing 747 đầu tiên được ra mắt trước đám đông hàng ngàn người vào ngày 30/9/1968, tại xưởng Everett, Seattle, đây là địa điểm được dựng lên chỉ để nhằm lắp ráp chiếc máy bay loại mới này.

Chiếc Boeing 747 đầu tiên được ra mắt trước đám đông hàng ngàn người vào ngày 30/9/1968, tại xưởng Everett, Seattle, Mỹ.

Chiếc Boeing 747 đầu tiên được ra mắt trước đám đông hàng ngàn người vào ngày 30/9/1968, tại xưởng Everett, Seattle, Mỹ.

Và “siêu phẩm” của Boeing đã ra mắt vào năm 1970, một “canh bạc tất tay” mạo hiểm và táo bạo của các lãnh đạo công ty đã làm thay đổi việc đi lại của mọi người trên toàn cầu. Điều đó cũng làm thay đổi các mô hình vận tải hàng không, mở ra một chương mới cho ngành vận tải hàng không, mọi thứ từ ô tô đến thiết bị khoan dầu đã được vận chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Dòng máy bay Boeing 747 được chăm chút thiết kế cho các chuyến bay đường dài, nối liền New York tới London, với hiệu suất “mang vác” gấp đôi lượng hành khách so với chiếc 707 tiên phong của Boeing. Nó được thiết kế với trọng lượng tối đa khi cất cánh là trên 333 tấn và các động cơ phản lực có thiết kế lực đẩy trên không lên tới 16,8 tấn..

Với chiều dài hơn 63,6m và sải cánh 59m, điều khiến các hãng hàng không một thời gian phải “đau đầu” để tính toán thiết kế sân bay để chứa được chiếc phi cơ khổng lồ này. Ngay khi ra mắt, các hãng hàng không các quốc gia đã phải xếp hàng để đặt mua chiếc phi cơ khổng lồ này. Khác với bất kỳ chiếc phi cơ nào khác, Boeing 747 là loại máy bay tiên phong bay đường trường, nó có thể bay tối đa lên tới 8.560km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu..

Sự thành công của dòng máy bay này khiến Boeing thở phào nhẹ nhõm, trước khi ra mắt “siêu phẩm” này, hãng đã phải chịu những khoản nợ lên tới hơn 1 tỷ đô la, mà phần lớn là để đổ vào dự án làm chiếc 747, hãng đã phải đi vay vốn từ 7 ngân hàng khác nhau.

“Cuộc chia tay” đã được dự báo?

Những chiếc cuối cùng trong seri 747-8 sẽ rời khỏi một nhà máy ở Seattle trong khoảng hai năm tới để khép lại một kỷ nguyên máy bay phản lực Jumbo của Boeing.

Những chiếc cuối cùng trong seri 747-8 sẽ rời khỏi một nhà máy ở Seattle trong khoảng hai năm tới.

Những chiếc cuối cùng trong seri 747-8 sẽ rời khỏi một nhà máy ở Seattle trong khoảng hai năm tới.

Sau hơn 50 năm kể từ ngày ra mắt, hiện tại trên thế giới còn khoảng 545 chiếc hiện vẫn đang hoạt động. Và trong số đó, có nhiều chiếc sau khi “nghỉ hưu” khỏi hoạt động chở khách đã được chuyển đổi sang làm máy bay vận tải.

Mới đây, mặc dù Boeing đã không có những thông báo cụ thể với các nhân viên nhưng công ty này đang âm thầm “rút phích cắm” trên những chiếc máy bay phản lực khổng lồ 747 của mình, kết thúc một hành trình dài nửa thế kỷ cho nhà tiên phong đường trường vĩ đại. Loạt Boeing 747-8 cuối cùng sẽ ra khỏi một nhà máy ở Seattle trong vòng hai năm tới.

Có thể nói, đó là một khoảnh khắc mà những người đam mê hàng không đã sợ hãi từ lâu, “những con chim sắt” khổng lồ làm thu hẹp khoảng cách trên thế giới đã mỏi cánh hay cuộc đời phải luôn cần sự thay đổi kể cả với những điều vĩ đại nhất? 

Thời gian này, các hãng hàng không đang phải đối mặt với một sự cản trở to lớn đến từ đại dịch COVID-19. Sự suy thoái toàn cầu, mức sụt giảm kinh tế khủng khiếp từ các nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang đe dọa sự sống còn của các hãng hàng không lớn. Điều này kéo theo việc một loạt các nhà nhà sản xuất máy bay cũng đứng trước những nguy cơ phá sản tương đối cao.

Bên cạnh đó, theo Sash Tusa, một nhà phân tích của Agency Partners cho biết, hiện tại, trong một số tuyến đường bay cụ thể, nhu cầu cho một chiếc máy bay cực lớn là rất ít. Mặc dù trong quá khứ, chiếc 747 liên tục đạt được 1.500 đơn đặt hàng trong nhiều thập kỷ, số lượng đơn đặt hàng nhiều thứ hai trong số các máy bay thân rộng chỉ sau 777 của chính Boeing.

Richard Aboulafia, một nhà phân tích của Teal Group cho biết, sự “kết thúc” của kỷ nguyên 747 liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đó có sự quản lý sai lầm, “thổi phồng” ngân sách và mất quá nhiều thời gian cho sản xuất. Theo báo cáo tài chính thường niên, công ty có trụ sở tại Chicago này đã mất khoảng 40 triệu đô la Mỹ cho mỗi máy bay 747 kể từ năm 2016, khi tốc độ sản xuất cực kỳ mất thời gian, chỉ sáu chiếc trong một năm.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng đang đẩy nhanh “quá trình lên lão” của những người khổng lồ khi nhu cầu sụt giảm. Với việc du lịch được dự báo là sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến giữa thập kỷ này, các hãng hàng không đang dần loại bỏ các máy bay phản lực cũ và máy bay bốn động cơ từ các đội tàu để hạn chế chi tiêu. Và đáng buồn thay, 91% máy bay “nằm chơi” của các hãng hàng không hiện tại là 747, một ước tính từ Credit Suisse.

Boeing đã có bước chuẩn bị trong nhiều năm để kết thúc chương trình 747. Có một dự báo rằng Boeing đã viết chương cuối cùng mang tính biểu tượng của 747 trong hồ sơ tài chính vào đầu năm nay. Nhà sản xuất máy bay chỉ còn có 15 đơn đặt hàng chưa được thực hiện cho 747 của tất cả các hãng vận tải. Một tá trong số họ đang hướng đến United Parcel Service(UPS) và số phận của những chiếc còn lại không rõ ràng. Có thể nói, đã qua rồi kỷ nguyên tung cánh của “nữ hoàng bầu trời” Boeing 747.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách Boeing “thoát” khủng hoảng

    Cách Boeing “thoát” khủng hoảng

    07:00, 30/04/2020

  • Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên cất cánh về với đội bay của Bamboo Airways

    Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên cất cánh về với đội bay của Bamboo Airways

    09:13, 10/12/2019

  • Bamboo Airways nhận tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên trong tháng 12

    Bamboo Airways nhận tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên trong tháng 12

    16:45, 04/12/2019

  • Đề xuất

    Đề xuất "đổi bánh, kẹo lấy máy bay" Boeing bỏ quên ở Nội Bài bị từ chối

    00:00, 09/10/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đã qua rồi kỷ nguyên của “nữ hoàng bầu trời” Boeing 747?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO