Đại biểu đề nghị Chính phủ hỗ trợ TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính tầm quốc tế

Thy Hằng 31/10/2019 09:11

Đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ cần tái cơ cấu thị trường tài chính, biến chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả, trong đó, hỗ trợ TP.HCM thành trung tâm tài chính tầm quốc tế.

Hôm nay (31/10), các Đại biểu bước vào ngày làm việc thứ 2 tiếp tục thảo luận về kinh tế xã hội, ngân sách năm 2019 và kế hoạch năm 2020. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đánh giá cao tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm đạt 6,98% trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, giảm tốc.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ hỗ trợ TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính tầm khu vực và quốc tế.

Quan tâm thị trường nội địa

Trong khi đó, căng thẳng Mỹ - Trung mang lại những tác động cả thuận lợi và không thuận lợi tới Việt Nam. Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ khiến Việt Nam nhập siêu hàng hóa tăng cao, kéo theo nhiều vấn đề như gian lận thương mại. Từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 62 tỷ USD từ nước bạn, tăng 16,1%, nhập siêu 29 tỷ USD.

Điểm thuận lợi là khi hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế cao, hàng hóa Việt sẽ thuận lợi. Việt Nam đã xuất 49,9 tỷ USD vào Mỹ, tăng 26,.6% cùng kỳ, xuất siêu 37,9 tỷ USD.

Đại biểu Ngân cho rằng, trong khi nhiều nước đang đang bảo hộ mậu dịch, tạo ra nhiều rào cản thương mại, Việt Nam cần quan tâm thị trường trong nước.

“Cần triển khai hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tiến tới thích dùng. Chúng tôi đi đâu mà thấy hoa quả hay bánh kẹo sản phẩm của Việt Nam thì mừng lắm”, Đại biểu cho biết.

Đại biểu đoàn TP.HCM cũng mong muốn Chính phủ tiếp tục dành nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, thể chế, đặc biệt là thể chế cho cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là những quy định pháp luật liên quan đến kinh tế số, bảo vệ tài sản, phát triển mô hình kinh doanh mới. Ngoài ra, cần hoàn thiện pháp luật, thể chế vùng, các tỉnh liên kết nhau để phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Để TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

    23:50, 22/10/2019

  • Cần một thể chế vượt trội để TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế!

    12:15, 18/10/2019

  • TP HCM đủ điều kiện là Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

    00:00, 18/10/2019

Xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính

Đặc biệt, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề nghị cần quan tâm thị trường tín dụng, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng, tránh để nợ xấu quay lại.

Theo đó, Chính phủ cũng cần tái cơ cấu thị trường tài chính, biến chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

“Đề nghị Chính phủ hỗ trợ TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính tầm khu vực và quốc tế”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất.

Trên thực tế, tỉ trọng vốn hóa của các công ty niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán TP HCM là 217% GDP của thành phố, Singapore là 243%, Bangkok 120%…Trong khi đó, tỉ lệ ngân sách thành phố giữ lại từ 26% giai đoạn 2007-2010 xuống 18% (2017-2020).

Đề án phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đang được kỳ vọng giúp thành phố chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, bứt phá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn lực phát triển vốn khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cơ sở hạ tầng quá tải và xuống cấp, môi trường sống trở nên ô nhiễm và thiếu an toàn.

Tỉ lệ ngân sách mà TP.HCM được giữ lại ngày càng giảm, từ đó làm giảm động lực phát triển của địa phương, dẫn đến thực trạng vai trò và vị thế của các đô thị lớn như TP.HCM ngày càng giảm.

"Những yếu tố này cùng nhau làm giảm sức hấp dẫn của TP.HCM, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế", ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết.

Trong khi đó, vị thế của TP.HCM trong chiến lược tổng thể phát triển hệ thống tài chính nói chung và thị trường tài chính nói riêng của Việt Nam khó tách rời. 

Để việc định hướng phát triển dịch vụ tài chính và dịch vụ kinh doanh cho trung tâm tài chính của thành phố phục vụ vùng Nam bộ và quốc gia, từ đó tiến ra khu vực và thế giới, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright) khuyến nghị thành phố cần một cách tiếp cận khác, theo cách "nương theo biến động và xu thế của khu vực và thế giới, không theo lối mòn truyền thống".

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại biểu đề nghị Chính phủ hỗ trợ TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính tầm quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO