Đằng sau việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/06/2024 04:30

Thiếu vai trò của Mỹ, dường như OPEC+ không đủ sức dùng dầu mỏ điều tiết kinh tế toàn cầu. Sứ mệnh của năng lượng hóa thạch đã ngã ngũ?

ngày 3/6, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Saudi Arabia rao bán lô cổ phiếu trị giá 12 tỷ USD!

Ngày 3/6, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Saudi Arabia rao bán lô cổ phiếu trị giá 12 tỷ USD.

>>FED đã "khuất phục" OPEC+ như thế nào?

Kết thúc cuộc họp ngày 2/6 tại Riyadh, OPEC+ đã đi đến quyết định cắt giảm sản lượng dầu cho đến năm 2025. Như vậy, liên minh này sẽ sản xuất tổng cộng 39,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm tới. Trong đó, Nga và Saudi Arabia sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện gần 1,7 triệu thùng mỗi ngày trong suốt năm 2025.

Nhóm thành viên OPEC+ nhỏ hơn cũng sẽ kéo dài một đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện khác với tổng trị giá 2,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối quý 3 năm nay. Sau đó, sản lượng sẽ được khôi phục dần dần hàng tháng cho đến cuối tháng 9/2025.

Tổ chức này đưa ra lý do: việc cắt giảm sản lượng dầu để cân bằng cung cầu. Trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu, chi phí vay mượn đầu tư tăng cao, nhu cầu năng lượng hóa thạch giảm mạnh. Nhưng, sự tình không đơn giản như vậy.

Thứ nhất, mối quan hệ nồng ấm Mỹ và OPEC+ đã đổ vỡ kể từ khi xảy ra cuộc chiến tại Đông Âu. Ông Joe Biden đích thân đến Trung Đông thuyết phục khối này cắt giảm sản lượng để gây sức ép lên Nga, nhưng không được chấp nhận.

Vì vậy, Washington đã đơn phương hành động. Họ xả kho dự trữ, kéo giá xăng trong nước xuống mức 3,5USD/gallon. Đồng thời giữ lãi suất đồng USD trên 5%. Hai “gọng kìm” này trực tiếp làm giảm nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới.

Trước cuộc họp của OPEC+ một tháng, Mỹ quyết định bán ra thêm 1 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược. Điều này góp phần khiến giá dầu giảm về 77USD/thùng - mức giá không cho phép các thành viên OPEC+ bù lại chi phí sản xuất.

Từ nỗi khổ trông chờ nguồn cung từ OPEC+, Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất từ năm 2018. Điều đó cùng với việc phải đối diện với giá xăng trong nước lên tới 5USD/gallon khiến lạm phát cao nhất 40 năm, giờ đây Mỹ đã tự tay bình ổn.

Thuật ngữ “friendshoring” và “nearshoring” đã xuất hiện trong giao dịch dầu mỏ, bằng chứng: Hai đối tác thân cận, láng giềng là Mexico và Canada cung cấp gần 60% nhu cầu nhập khẩu dầu của Mỹ.

Các quốc gia thân thiện khác như Hàn Quốc, Brazil, Ecuador, Hà Lan cung cấp cho Mỹ 7,6% nhu cầu, lớn hơn so với mức 5,1% của Saudi Arabia, tương đương thị phần 7,9% từ Nga. Các nước ngoài OPEC đóng góp 12% sản lượng dầu nhập khẩu của Mỹ.

Như vậy, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế lớn nhất thế giới vào OPEC+ là không đáng kể. Đến nay, đôi bên hầu như không còn gắn bó nhiều về lợi ích năng lượng. Nói đúng hơn, đây là cuộc đấu mà phần thắng tạm thời nghiêng về Mỹ.

Mỹ thành công tự chủ năng lượng hóa thạch

Mỹ thành công tự chủ năng lượng hóa thạch

>>Thị trường dầu mỏ: Mỹ và OPEC "từ bạn thành thù"

Thứ hai, OPEC+ xoay sang Trung Quốc. Từ năm 2022 đến cuối năm 2023, cường quốc châu Á trở thành đối tác mua dầu lớn nhất của tổ chức này. Nhưng, kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề, các kho dự trữ đã đầy, nhu cầu mua thêm không đáng kể.

Loạt nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc sắp sửa bước vào thời kỳ bảo dưỡng, dừng hoạt động. Đây là nguyên nhân chính khiến nước này không thể giúp gì thêm cho đối tác Trung Đông.

Thứ ba, sự xâm lấn ngày càng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo đã thu hút lượng vốn khổng lồ để đón đầu xu hướng. Một lục địa khát dầu mỏ và khí đốt như châu Âu đã đạt được bước tiến mạnh mẽ về năng lượng mới.

Công suất điện gió và mặt trời của EU đã tăng 65% kể từ năm 2019. Trong đó, công suất gió tăng 31% lên 219 gigawatt (GW) vào năm 2023, trong khi công suất mặt trời tăng hơn gấp đôi lên 257 GW, tương đương với việc lắp đặt hơn 230.000 tấm pin mặt trời mỗi ngày trong suốt 4 năm.

Sản lượng điện hóa thạch giảm kỷ lục 22%. Ủy ban châu Âu đã đề xuất mục tiêu sử dụng 45% nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng tổng thể vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

  • FED đã

    FED đã "khuất phục" OPEC+ như thế nào?

    04:00, 03/06/2024

  • Thị trường dầu mỏ: Mỹ và OPEC

    Thị trường dầu mỏ: Mỹ và OPEC "từ bạn thành thù"

    04:30, 25/12/2023

  • OPEC đã hết thời?

    OPEC đã hết thời?

    04:54, 23/12/2023

  • Điều gì “đánh sập” nỗ lực của OPEC+?

    Điều gì “đánh sập” nỗ lực của OPEC+?

    04:30, 13/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đằng sau việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO