Đào tạo nhân lực Hàng hải: Vẫn “no dồn, đói góp”

Diendandoanhnghiep.vn Dù có định hướng, có quy hoạch tuy nhiên đào tạo nguồn nhân lực hàng hải vẫn không tránh khỏi quy luật thị trường và luôn rơi vào tình trạng “no dồn, đói góp”.

>> Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trước giai đoạn 2008 – 2009, ngành đóng tàu trong nước bùng nổ với “đại công trường” Vinashin trên khắp cả nước. Nhân lực cho ngành đóng tàu khi đó như “lá mùa thu”.

 Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đóng tàu đánh giá nhân lực của ngành có nguy cơ thiếu trầm trọng

Nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đóng tàu đánh giá nhân lực của ngành có nguy cơ thiếu trầm trọng

Vẫn do thị trường quyết định

Nhân lực đóng tàu thiếu đến mức chỉ cần đi học lớp cơ khí của trường trung cấp nghề cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm trên dưới 10 triệu đồng/tháng khi ấy. Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đóng tàu không thể đáp ứng nổi nhu cầu đầu ra tăng vọt như vậy. Những chuyên ngành như vỏ, máy, điện,…của trường mỗi năm chỉ cung cấp được chưa đến 1/10 nhu cầu lúc đó.

Từ năm 2008, lĩnh vực vận tải biển rơi vào thời kỳ suy thoái của nền kinh tế kéo theo hàng trăm công ty, tập đoàn vận tải biển lớn thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Điều đó khiến số lượng lớn thuyền viên không còn mặn mà với nghề đi biển. Số học sinh tham gia đăng ký học khối ngành đi biển (hàng hải) trình độ đại học, cao đẳng kể cả trung cấp và sơ cấp cũng giảm mạnh từ những năm tiếp theo.

Sau giai đoạn suy thoái, khi nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ, vận tải biển “đảo chiều” và nguồn nhân lực hàng hải lại thiếu trầm trọng. Các chủ tàu lâm vào cảnh “thừa việc, thiếu người”. Đặc biệt từ khi bùng phát dịch COVID-19, lượng hàng hóa lưu thông bị đình trệ. Đây là cơ hội cho ngành vận tải biển bứt phá do dư lượng hàng hóa tồn đọng sau dịch là rất lớn. Các công ty, chủ tàu, trung tâm cung ứng thuyền viên trong nước và quốc tế ngay sau khi giãn cách xã hội ở Việt Nam được nới lỏng đã khẩn trương tuyển dụng thuyền viên. Mức lương các chủ tàu của Việt Nam chào tuyển dụng từ 12 – 15 triệu/tháng đối với thủy thủ và thợ máy; các chức danh cao hơn như sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý dao động từ 30 – 120 triệu/tháng. Riêng thị trường “đánh thuê” cho các tàu vận tải biển nước ngoài, mức lương thấp nhất cho thủy thủ và thợ máy cũng đã lên đến hơn 1.100 USD/tháng; còn các chức danh quản lý khác thì dao động 6.500 – 10.000 USD/tháng (130 – 230 triệu/tháng).

Song hành với sự thăng hoa của vận tải biển, khối logistics bắt đầu trở lên hot trong thời điểm hiện nay. Theo PGS.TS Phạm Văn Thuần – Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, về về mặt tổng quan, khối logistics là khối tuyển dụng nhiều nhất hiện nay và điểm cũng cao nhất của trường.

>> Trường nghề giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

 Một trong những thách thức đối với sự phát triển của ngành Hàng hải hiện nay là phải giải quyết nhu cầu không thể trì hoãn về nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Một trong những thách thức đối với sự phát triển của ngành Hàng hải hiện nay là phải giải quyết nhu cầu không thể trì hoãn về nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Đào tạo thực tiễn hơn

Ông Trần Mạnh Cường – Trường phòng nhân sự Công ty vận tải biển Hùng Cường (Hải Phòng) cho biết, trước đây phần lớn thuyền viên mới ra trường khi nhận về làm việc tại công ty đều phải đào tạo lại. “Đa số các em chỉ được đào tạo lý thuyết, phần thực hành trên biển gần như chưa có. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ cũng như ý thức tổ chức kỷ luật trên tàu của sinh viên mới ra trường còn rất yếu”.
Lý giải thực trạng này, PGS.TS Phạm Văn Thuần – Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam cho rằng, ở trường đại học thì tập trung đào tạo nền tảng, kiến thức, còn phần thực hành, thực nghiệp sẽ phải gắn nhiều hơn khi triển khai các học phần thực tập. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang thiết kế tăng thời lượng thực tập để tăng thời gian các em đi thực tế trước khi các em tốt nghiệp. Hiện, các em học sinh thực tập tốt nghiệp khoảng 3 tháng, một số ngành như điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu biển thì các em sinh viên ở trên tàu 1 kỳ (5 tháng).

Để thoát khỏi tình trạng đào tạo chạy theo thị trường, theo PGS.TS Phạm Văn Thuần, đầu vào chúng ta đang bị thiếu do không nhận thức được đầu ra có cơ hội rộng mở nên không truyền thông được. Vấn đề về mặt chính sách là phải có định hướng dài hơi, phải từ kế hoạch trung hạn – dài hạn chứ không phải từ kế hoạch ngắn hạn được. Mà trung hạn – dài hạn nó tuỳ thuộc vào định hướng phát triển của ngành nghề và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

“Trong giai đoạn trước mắt sẽ đổi mới về truyền thông để thu hút người, như vậy mới tuyển được người giỏi, người giỏi mới dạy ra được kỹ sư giỏi. Nhóm ngành logistics có thể tăng chỉ tiêu tuyển dụng nhưng như vậy cần phải có đủ đội ngủ giảng viên. Về vấn đề này, trong tương lai, nhà trường sẽ phải bổ sung nhân lực về đội ngũ giảng viên đào tạo” - PGS.TS Phạm Văn Thuần nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đào tạo nhân lực Hàng hải: Vẫn “no dồn, đói góp” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711641364 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711641364 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10