Đấu thầu, đấu giá: “Sân chơi” vẫn chưa công bằng

Diendandoanhnghiep.vn Nhằm tạo điều kiện cho “doanh nghiệp sân sau” trúng thầu, nhiều đơn vị chủ đầu tư đã dùng “đủ chiêu” để loại đối thủ ngay từ vòng đầu.

“Chốt chặn” nhà thầu

Các “chiêu thức” mà đơn vị mời thầu thường sử dụng để loại đối thủ là: dùng địa chỉ “ma” bán hồ sơ mời thầu (HSMT); thông báo hồ sơ đã hết đang chờ photo nhằm kéo dài thời gian đến khi doanh nghiệp mua được hồ sơ thì không còn thời gian “bóc tách” kịp để tham gia dự thầu…

Từ khi thực hiện quy định của Chính phủ về đấu thầu qua mạng thì chiêu thức loại đối thủ của bên mời thầu chủ yếu là đặt ra các điều kiện "như chỉ định thầu vì chỉ có duy nhất nhà thầu đó mới đáp ứng được yêu cầu bên mời thầu.

Một ví dụ điển hình là vụ “lùm xùm” đấu thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Mắt TP.HCM mà Báo DĐDN vừa nhận được đơn phản ánh của các nhà thầu tham gia gói thầu này.

Gói thầu “Mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu sử dụng trong 06 tháng năm 2020” phát hành theo Quyết định số 77/QĐ-BVM ngày 10/02/2020 của Chủ đầu tư là Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Giá gói thầu 150,915 tỷ đồng (bao gồm thuế và các chi phí liên quan). Bộ hồ sơ có 119 trang, mặc dù nhiều ý kiến thắc mắc của các đơn vị tham dự đầu thầu chưa được làm rõ nhưng gói thầu vẫn mở vào chiều 09/3/2020 y như dự kiến.

Nhiều ý kiến thắc mắc của nhà thầu chưa được giải đáp nhưng Bệnh viện Mắt TP.HCM vẫn cho mở thầu.

Nhiều ý kiến thắc mắc của nhà thầu chưa được giải đáp thấu đáo nhưng Bệnh viện Mắt TP.HCM vẫn cho mở thầu.

Theo đơn phản ánh của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Minh Châu: HSMT của đơn vị này yêu cầu hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã cung cấp (trúng thầu) thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cho bệnh viện công lập, cơ sở y tế công lập hoặc các đơn vị công lập có chức năng mua sắm tập trung cho ngành y tế là hạn chế nhà thầu (xét theo từng phần dự thầu). Điều đáng nói hơn là đơn vị mời thầu đã đưa ra thông số kỹ thuật của hàng hóa rất chi tiết và đúng thông số mà chỉ có nhà sản xuất đó mới đáp ứng giống như chỉ định thầu là không đúng quy định pháp luật về đấu thầu.

Công văn của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Minh Châu liệt kê 11 loại hàng hóa cụ thể có số lượng mời thầu nhiều. Đó là: “Với STT 1, ngoài thủy tinh thể Sensar của hãng Johson& Johnson/Abott/Amo không có thủy tinh thể khác đáp ứng; thông số kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu nhằm chỉ định cho thủy tinh thể Sensar (…) Với STT 15, ngoài thủy tinh thể CT Lucia 601PY của hãng CarlZeiss Meditec không có thủy tinh thể khác đáp ứng; thông số kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu nhằm chỉ định cho thủy tinh thể CT Lucia 601PY. Với STT 18, ngoài thủy tinh thể Micropure 123 của hãng Physiol không có thủy tinh thể khác đáp ứng; thông số kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu nhằm chỉ định cho thủy tinh thể Micropure 123. Với STT 21, ngoài thủy tinh thể Teenies 1 của hãng Johson&Johnson/Abott/Amo thì không có thủy tinh thể khác đáp ứng; thông số kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu nhằm chỉ định cho thủy tinh thể Teenies 1”.

Trong khi đó, quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP: “Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”. Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước, tại Mục 1, 5 về xây dựng hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu: “Khi xây dựng yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”.

Tương tự như vậy, trước đó như Báo DĐDN cũng đã nhận được đơn phản ánh của nhiều doanh nghiệp xây dựng tại TP.Cần Thơ phản ánh: Gói thầu sửa chữa Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thới Lai và xây dựng 2 phòng học tại trường mầm non Trường Thành của Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thới Lai cũng đã tự đặt ra những điều kiện sai luật gây khó khăn cho doanh nghiệp như bắt buộc doanh nghiệp dự thầu phải từng làm qua công trình giáo dục (DĐDN có phản ánh), tuy nhiên, cho tới nay Báo và nhà thầu vẫn không nhận được ý kiến phản hồi của đơn vị mời thầu và gói thầu này cũng “vô tư” mở như dự kiến, bất chấp dư luận.

Hội trường 250 chỗ ngồi

Hội trường 250 chỗ ngồi "tan hoang" chỉ sau 8 tháng sử dụng nhưng chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

“Giơ cao đánh khẽ”

Hậu quả của việc đấu thầu thiếu minh bạch không chỉ làm thất thoát ngân sách Nhà nước mà còn làm mất niềm tin của người dân, để lại “di chứng” nặng nề cho xã hội nhưng khi xem xét trách nhiệm thì “giơ cao, đánh khẽ”.

Điển hình như vụ sập Hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang: Hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu có sức chứa 250 chỗ ngồi chỉ mới đưa vào sử dụng 8 tháng thì đã bị sập toàn bộ phần mái, cũng may là cuộc họp hôm đó chưa bắt đầu nên không có thiệt hại về người.

Liên quan đến vụ sập mái hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu vào tháng 8/2019, Báo cáo kết quả giám định nguyên nhân sự cố vừa được Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang công bố. Theo đó, tại thời điểm thực hiện Dự án Khu hành chính UBND thị trấn Ngã Sáu, các đơn vị tham gia gồm: Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Vĩnh Phát (đơn vị khảo sát địa hình, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng), Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Tân Hưng Phát (đơn vị tư vấn thẩm tra), Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và Xây dựng 379 (đơn vị giám sát thi công) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Huỳnh Trân (Công ty Huỳnh Trân - đơn vị thi công) đều chưa có chứng chỉ hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Đáng chú ý là dù chưa có chứng chỉ hoạt động xây dựng, Công ty Huỳnh Trân (có địa chỉ tại TP. Cần Thơ): từ tháng 12/2015 - 12/2018, nhà thầu này đã trúng 20 gói thầu với tổng giá trị gần 306 tỷ đồng. 20 gói thầu này đều thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong số các bên mời thầu có số lần lựa chọn Công ty Huỳnh Trân trúng thầu nhiều nhất phải kể đến Ban QLDA ĐTXD thị xã Long Mỹ với 6 gói thầu, Ban QLDA ĐTXD huyện Châu Thành với 4 gói thầu, Ban QLDA ĐTXD huyện Phụng Hiệp với 2 gói thầu. Điểm chung ở các gói thầu này là giá trúng thầu rất “sát nút”, chưa có gói thầu nào có tỷ lệ tiết kiệm đạt và vượt 1%.

Hậu quả gây ra là thế nhưng: Văn bản số 33/UBND-HC ngày 6/1/2020, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cũng chỉ phê bình và yêu cầu Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan ảnh hưởng đến sự cố công trình.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đấu thầu, đấu giá: “Sân chơi” vẫn chưa công bằng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713550404 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713550404 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10