Để doanh nghiệp Thái Bình trở lại "đường đua"

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp Thái Bình cố gắng duy trì sản xuất vượt qua khó khăn.

>>> Tái cơ cấu "tạo lực" phát triển doanh nghiệp nhà nước

Nỗi lo sụt giảm

Bước vào năm 2023, mặc dù đã lường trước những khó khăn phải đối mặt song có lẽ đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp không nghĩ nó lại kéo dài đến vậy. Khó khăn lớn nhất chính là doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất, xuất khẩu do cả thị trường trong nước và nước ngoài suy giảm mạnh. 

Theo thống kê, 8 tháng đầu năm nay, tính riêng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp may mặc chỉ đạt gần 250 triệu USD, doanh nghiệp thực phẩm nông sản 3,3 triệu USD, doanh nghiệp dệt 8,2 triệu USD, doanh nghiệp xơ polyester 2,6 triệu USD, doanh nghiệp sợi, manh đay 104 triệu USD, doanh nghiệp da giày 71,4 triệu USD... Tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 8 tháng ước đạt 1.268 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Vũ Duy Hân - Giám đốc Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh cho biết: Suốt từ đầu năm đến nay chúng tôi cố gắng tìm mọi cách để duy trì việc làm cho người lao động chứ không nghĩ đến lợi nhuận.

Hiện nay, các thị trường xuất khẩu như Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu nhu cầu tiêu dùng đều giảm dẫn tới đơn hàng sản xuất ký chỉ ở mức nhỏ lẻ, đơn giá thấp, số lượng đơn hàng giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.

Điều lo lắng nữa là doanh nghiệp mới đầu tư hơn 50 tỷ đồng xây dựng, lắp đặt máy móc thêm một xưởng sản xuất mới nhưng chưa thể vận hành hết năng lực, điều đó đang gây khó khăn về tài chính.

“Sức khỏe” của doanh nghiệp được đo bằng khả năng hấp thụ vốn và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng suy giảm cả hai chỉ số này. Đây thực sự là điều đáng lo ngại

“Sức khỏe” của doanh nghiệp được đo bằng khả năng hấp thụ vốn và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng suy giảm cả hai chỉ số này.

Dệt may là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tới gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn vì thiếu đơn hàng sản xuất, chất lượng đơn hàng không cao hoặc sản xuất ra tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho lớn, dòng vốn bị tắc nghẽn. Không chỉ có vậy, chi phí đầu vào từ vật tư, nguyên liệu, điện, than, xăng dầu, dịch vụ logistics đều tăng khiến doanh nghiệp đau đầu tính toán để cân đối sản xuất, kinh doanh. 

Ông Trần Văn Vực - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Toàn Thắng cho biết: Thời gian qua, do nền kinh tế thế giới suy thoái. Công ty không xuất khẩu được sợi, hiện nay nhà máy chỉ hoạt động 30% công suất để tự phục vụ dệt khăn bông và găng tay bảo hộ của Công ty. Hiện, doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, giữ chân người lao động và trả vốn vay ngân hàng, không có nhu cầu vay phát triển mở rộng sản xuất.

Cần lực đẩy để cho “ánh sáng” vào đường hầm

Ông Phạm Bách Tùng - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Tiền Hải chia sẻ: Chưa bao giờ hoạt động vay vốn của doanh nghiệp tại các ngân hàng lại trầm lắng như hiện nay. Các giao dịch chủ yếu là doanh nghiệp trả lãi, trả đáo hạn hoặc xin gia hạn kỳ trả nợ do gặp khó khăn. Thiếu đơn hàng sản xuất, lưu chuyển hàng hóa ách tắc là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không dám nghĩ đến huy động thêm vốn phát triển sản xuất lúc này.

Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh (cụm công nghiệp Mê Linh, huyện Đông Hưng) đang gặp khó khăn về đơn hàng và chi phí sản xuất tăng cao (Ảnh: Báo Thái Bình)

Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh (cụm công nghiệp Mê Linh, huyện Đông Hưng) đang gặp khó khăn về đơn hàng và chi phí sản xuất tăng cao (Ảnh: Báo Thái Bình)

Do gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp gần như chỉ biết cầm cự chờ thị trường khởi sắc để có thể quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại lạc quan cho rằng vào đầu năm 2024 tình hình thị trường sẽ tốt lên, nên ngay từ bây giờ cùng với việc sắp xếp, tái cấu trúc doanh nghiệp, công tác chuẩn bị nguồn lực sản xuất rất quan trọng để có thể bắt nhịp tăng trưởng và phục hồi sản xuất ngay.

Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh suy giảm, để giúp doanh nghiệp trở lại “đường đua”, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra khuyến nghị, bên cạnh các doanh nghiệp tự “đại phẫu thuật” những bất hợp lý trong quản trị, đầu tư, vận hành sản xuất, kinh doanh dẫn tới kém hiệu quả thì hệ thống ngân hàng cũng cần đồng hành tiếp sức bằng những chính sách tín dụng cụ thể, khả thi như tiếp tục giảm lãi suất, cơ cấu gia hạn, giãn nợ, bám sát doanh nghiệp, kịp thời đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp để cho vay...

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), bối cảnh thế giới mặc dù nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều thuận lợi nếu doanh nghiệp Việt biết cách tận dụng. Tại thị trường trong nước, các mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử phát triển nhanh, đa dạng. Đây là kênh tìm kiếm và tiếp cận thị trường tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quang Hà – TGĐ Công ty XNK Quang Hà, về thị trường xuất khẩu, bên cạnh sự phục hồi của một số thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, một đối tác nhập khẩu khổng lồ của nước ta là Trung Quốc đã mở cửa trở lại với các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch... Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và nhiều quốc gia khác dự báo tăng trưởng nửa cuối năm, nhất là gạo. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, còn kinh tế số sẽ trở thành “xương sống” cho thương mại.

Do gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp gần như chỉ biết cầm cự chờ thị trường khởi sắc để có thể quay trở lại hoạt động (Ảnh: Minh họa)

Do gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp gần như chỉ biết cầm cự chờ thị trường khởi sắc để có thể quay trở lại hoạt động (Ảnh: Minh họa)

Đáng chú ý, có thể thấy, đến thời điểm này, những vấn đề khó khăn, thách thức với hoạt động sản xuất kinh doanh đã được Chính phủ nhận diện trúng và có những hành động, chỉ đạo cụ thể, quyết liệt. 

Theo ông Hà, biện pháp quan trọng nhất lúc này là tăng tổng cầu nền kinh tế, giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp thông qua tăng cầu tiêu dùng, nâng sức mua. Cùng với đó là thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc tập trung khai thác, vận dụng và phát huy hiệu quả các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết để đa dạng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Để doanh nghiệp Thái Bình trở lại "đường đua" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714381809 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714381809 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10