Đề nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã trải qua 3 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp, thế nhưng, trước áp lực chi phí tăng cao, VCCI và Bộ Công Thương đề nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng…

>> Cần sớm cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, hạ nhiệt giá xăng dầu

Ngày 21/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó, xăng E5RON92 giảm 2.710 đồng/lít, xăng RON95 giảm 3.600 đồng/lít. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mức giá xăng dầu sau điều chỉnh này vẫn cao, chỉ khi giá xăng dầu vào khoảng 22.000 đồng/lít thì doanh nghiệp mới chịu đựng được, sức sống mới trở lại.

VCCI và Bộ Công Thương Đề nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng - Ảnh minh họa

VCCI và Bộ Công Thương đề nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng - Ảnh minh họa

Trước thực tế đã nêu, Bộ Công Thương và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu vì đã thu thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Theo hai đơn vị, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng là 7 - 10%, đây là con số tương đối lớn trong cơ cấu giá xăng dầu.

Trong khi hiện nay, giá xăng dầu vẫn biến động mạnh, nhưng thực tế việc kết thúc chu kỳ tăng giá xăng dầu hay chưa vẫn chưa rõ ràng dù thời gian qua, nhiều biện pháp giảm thuế bảo vệ môi trường đã giúp kiềm chế giá xăng dầu trong nước.

Cụ thể, tại Văn bản số 3489/BCT-TTTN ngày 22/6/2022, Bộ Công Thương cho rằng, xăng là mặt hàng chiếm tỷ trọng khoảng 37 - 40% trong tổng số lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu trên cả nước nên không phải là mặt hàng có lượng tiêu dùng nhỏ (chỉ sau dầu diesel). Mặt khác, xăng lại là mặt hàng có số lượng đối tượng bị tác động lớn nhất do hầu hết người dân đều sử dụng xăng để đi lại (dùng cho xe máy và ô tô, đây là các loại phương tiện đang sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay).

Do đó, đơn vị này đề nghị, cần cân nhắc xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của người dân.

>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Đừng giảm thuế… “cho có”

Giá xăng dầu vẫn là vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận - Ảnh minh họa

Bình ổn giá xăng dầu vẫn là vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận - Ảnh minh họa

Thực tế trước đó, khi đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính cũng từng giải thích, vẫn phải thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng do tiêu dùng xăng dầu ảnh hưởng đến môi trường.

Và trước quan điểm đã nêu, Bộ Công Thương cho rằng, điều này là chưa phù hợp do nội dung này đã được xử lý trong việc đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Trong khi đó, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng là 7% - 10% là con số tương đối lớn trong cơ cấu giá xăng dầu (chiếm khoảng 2.000 - 2.500 đồng/lít trong mức giá xăng hiện nay) nên việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc kiềm chế sự tăng cao của giá xăng dầu trong thời gian tới.

Từ những phân tích đã nêu, Bộ Công Thương đề xuất, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết và cần sớm thực hiện rà soát, trình Quốc hội điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của việc giảm giá xăng dầu để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Đồng quan của Bộ Công Thương, VCCI cũng có ý kiến tương tự và đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và có văn bản báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.

Được biết, trước đó, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, nhưng đây là vấn đề này thuộc thẩm quyền Quốc hội nên chưa thể giảm ngay và dự kiến sẽ được đưa ra tại kỳ họp gần nhất vào tháng 10/2022.

Xoay quanh câu chuyện bình ổn giá xăng dầu, giảm áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp, không ít chuyên gia cho rằng, cần xác định giá xăng dầu trong nước phải được điều hành theo tín hiệu thị trường thế giới nhưng đặt trong điều kiện cụ thể của đất nước. Nếu thấy giá bán lẻ cao ở mức bất hợp lý, cần có sự can thiệp nhanh, mạnh từ phía Nhà nước. Mặc dù thuế bảo vệ môi trường đã giảm xuống mức sàn song trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, tỷ trọng thuế, phí vẫn còn rất cao và có thể giảm thêm xuống mức thấp nhất có thể, trong đó có thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần đề nghị doanh nghiệp xăng dầu chia sẻ với khó khăn chung của nền kinh tế bằng việc tiết giảm chi phí hoạt động và xem xét giảm lợi nhuận định mức cố định trong cơ cấu giá mặt hàng này. Cơ quan điều hành giá chưa nên ưu tiên trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức cao nhằm tạo điều kiện giảm giá mặt hàng này nhiều hơn, từ đó tạo dư địa mạnh để hạ nhiệt giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị xem xét lại quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713477675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713477676 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10