Chiến lược anh ninh quốc gia mới của Mỹ tiếp tục làm đậm thêm quan điểm xem Nga và Trung Quốc là thế lực cần ngăn chặn.
>>Chiến sự ở Ukraine: Nga- Mỹ ai mạnh hơn?
Như thường lệ, hàng năm Nhà trắng đều công bố chiến lược an ninh quốc gia - như “Nghị quyết” xác định và cập nhật những vấn đề mà nước Mỹ cảm thấy có trách nhiệm can thiệp.
Lần này, tài liệu dài 48 trang không đưa ra học thuyết hoặc chính sách đối ngoại mới nào. Điều đó cũng có nghĩa, quan điểm của Washington về những vấn đề hiện tại là không thay đổi.
Đó là: Vấn đề Trung Quốc, an ninh lương thực, năng lượng, chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu và lạm phát. Đặc biệt, cuộc chiến Nga - Ukraine buộc nước Mỹ phải hành động mạnh mẽ hơn.
Mở đầu chiến lược, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng Mỹ đang trong thập kỷ quyết định để thúc đẩy các lợi ích quan trọng. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ đầu tư trong nước để củng cố kinh tế, xã hội và quốc phòng, phát triển các liên minh ngày càng lớn mạnh cũng như hiện đại hóa, củng cố quân đội.
Mỹ coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh duy nhất vừa có ý định định hình lại trật tự quốc tế, vừa ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để làm vậy”.
Mỹ cũng cáo buộc Nga “đã theo đuổi chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc với mục tiêu đảo lộn các yếu tố chính của trật tự quốc tế”, thêm rằng sẽ tiếp tục trừng phạt Nga vì xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington vẫn khẳng định sẵn sàng làm việc với Moscow trong các lĩnh vực đôi bên cùng có lợi.
Từ đây có thể thấy rằng, Washington tiếp tục viện trợ cho đồng minh, tập hợp đông đảo các quốc gia trong Liên Hợp Quốc tối ưu hóa các gọng kìm nhằm vào đối thủ. Song, bản thân ông Biden không thể đơn phương giải quyết hết các vấn đề vô cùng hóc búa.
Đối với nội bộ, Tổng thống Mỹ phải thuyết phục được Quốc hội, thông qua các đạo luật để kích hoạt ý tưởng. Nhưng quốc hội Mỹ hình thành trên cơ cấu lưỡng đảng, lưỡng viện, không phải khi nào cũng có thể đạt được đồng thuận tối đa.
Sự thật là với chiến sự Nga - Ukraine, ông Biden nhận được sự đồng thuận. Tổng thống Mỹ dường như muốn đưa câu chuyện Đông Âu trở thành tâm điểm ở Mỹ để xoa dịu căng thẳng năng lượng, lạm phát và suy thoái trong nước.
Hàng loạt vấn đề hóc búa có trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ - vốn không mới, nhưng rất khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Ví dụ, biến đổi khí hậu, nhóm các nước phương Tây khó lòng đạt đến mục đích của COP26 nếu Trung Quốc - nước gây phát thải lớn nhất, chọn lối đi riêng!
Thêm nữa, việc OPEC+ cắt giảm sản lượng như “gáo nước lạnh” dội vào nước Mỹ, lần hiếm hoi mà thị trường dầu mỏ bất tuân quyền lực đồng USD, Iran, Saudi Arabia gián tiếp đứng về phía Nga.
Khủng hoảng năng lượng luôn là vấn đề cốt tử với an ninh nước Mỹ. Một vài tiếng nói trong lưỡng đảng đề nghị “dạy cho Saudi Arabia một bài học”, nhưng không dễ, bởi phản đòn thương mại trở lại không hề đơn giản.
Áp trần giá dầu của Nga sẽ có hiệu lực vào tháng 12 tới. Mặc dù chính sách được hỗ trợ bởi G7, vốn chiếm gần một nửa GDP toàn cầu, có những lo ngại rằng các công ty ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác không thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể làm suy yếu đáng kể lệnh cấm vận.
Nhưng Nhà Trắng sẽ khôn ngoan khi lưu ý đến một bài học từ lịch sử trừng phạt gần đây: Hành động nhất quán của Quốc hội có thể cung cấp sức mạnh cần thiết để thực thi các lệnh trừng phạt khó khăn trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ là người tiếp theo bị sa thải?
10:58, 16/03/2018
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc "tăng nhiệt"
04:20, 09/08/2022
Căng thẳng Mỹ - Trung đẩy giá vàng tăng trở lại
17:24, 04/08/2022
Mỹ - Trung vẫn đối lập chính sách tiền tệ
05:00, 18/06/2022
Mỹ - Trung lại “hục hặc”…
03:10, 28/11/2021
Mỹ - Trung có thể chung sống hòa bình?
05:30, 18/11/2021