Mỹ - Trung có thể chung sống hòa bình?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 18/11/2021 05:30

“Mỹ và Trung Quốc như “những con tàu lớn”, cần phải cùng nhau tiến về phía trước mà không để xảy ra va chạm”.

>>Mỹ - Trung hội đàm để quản lý căng thẳng?

Hội đàm online Trung - Mỹ

Hội đàm online Trung - Mỹ

Đúng như dự báo, hội đàm online giữa Tổng thống Joe BidenChủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ 2 (giờ Mỹ) không nhằm mục đích giải quyết vấn đề cụ thể nào cả. Dường như đó chỉ là buổi “tâm sự” để đôi bên hiểu nhau hơn.

Việc chịu ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa khẳng định cách tiếp cận “lạt mềm buộc chặt”, “đối đầu trong đối thoại” của Nhà trắng đối với Trung Quốc. Cũng giống như quan điểm xuyên suốt của đảng Dân chủ - muốn ràng buộc Bắc Kinh vào luật chơi chung.

Ba vấn đề lớn được nhắc đến tại cuộc nói chuyện dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ, gồm có: vấn đề Đài Loan, thương mại và nhân quyền. Ông Tập đề ra 3 nguyên tắc để hai cường quốc chung sống hài hòa trong kỷ nguyên mới: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi.

Ba nguyên tắc này xem ra có vẻ rất cơ bản cho mọi mối quan hệ hiện nay. Nhưng nếu xét đến tham vọng của Trung Quốc và chiến lược mới của Mỹ, đôi bên rất khó để không “dẫm chân nhau”.

Ví dụ, đối với câu chuyện Biển Đông, nếu để Bắc Kinh “một mình một ngựa” tình hình sẽ trở nên rất phức tạp, bản thân các nước có tranh chấp chưa đủ tiềm lực để “sòng phẳng” nếu như xung đột quân sự nổ ra.

Giả sử, nếu Washington can thiệp vào vấn đề Biển Đông - động thái mà Trung Quốc xem là “không tôn trọng” thì có phù hợp với luật pháp quốc tế? Các nước chịu thiệt thòi sẽ nghĩ gì?

"Khúc xương" Biển Đông quá khó giải quyết để Trung - Mỹ chung sống hòa bình đúng nghĩa

Ví dụ, chương trình BRI gây ra nợ nần, thiệt hại cho các nước yếu thế,  hoặc công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19,… đó chẳng phải là vấn đề riêng của Trung Quốc hay Mỹ.

>>Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?

Ngày càng có nhiều vấn đề mang tính phổ quát cần sự vào cuộc của nhiều bên, đôi khi cần can thiệp để bảo vệ trật tự. Khái niệm “tôn trọng lẫn nhau” thiết nghĩ cần rạch ròi với “tôn trọng luật pháp chung”.

Thêm nữa, Mỹ đã chính thức xoay trục về châu Á, màn cạnh tranh kịch liệt chắc chắn xảy ra xung quanh các lợi ích kinh tế như tài nguyên thiên nhiên, phòng thủ, an ninh hàng hải và tạo ảnh hưởng địa chính trị.

Chỉ chừng ấy lý do cũng đủ để kết luận Mỹ và Trung Quốc khó mà không xung đột, mâu thuẫn. Cũng rất khó diễn ra viễn cảnh tốt đẹp như ông Tập ví von: “Mỹ và Trung Quốc như “những con tàu lớn”, cần phải cùng nhau tiến về phía trước mà không để xảy ra va chạm”.

Cũng vì vậy, Mỹ - Trung khó có thể chung sống hòa bình theo đúng nghĩa đẹp nhất.  Cơ bản, vì đó là hai hệ thống, hai con đường, hai mục tiêu, hai quan điểm, hai ý thức hệ… rất ít điểm chung nhau.

Cận cảnh hơn, trong quan hệ kinh tế, Mỹ và EU rục rịch xây lại chuỗi cung ứng “không Trung Quốc” nếu thành hiện thực, rồi đây các tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế, công nghệ sẽ chia làm hai. Nói một cách dễ hiểu, con vít do Mỹ sản xuất không thể vặn vừa chiếc bulong do Trung Quốc chế tạo!

Đơn cử, người Mỹ chưa bao giờ dấu diếm ý định xuất khẩu các giá trị dân chủ tư sản ra bên ngoài lãnh thổ, từ Bagda đến Tây Tạng, từ Caracat đến Bình Nhưỡng Hồng Kông, Đài Loan. Còn Trung Quốc lập luận “chúng tôi có nền dân chủ của riêng mình”.

Có một chi tiết rất đáng chú ý, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới tính theo tài sản ròng. Dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận vị trí số 1 của Mỹ đang lung lay dữ dội. Liệu nước Mỹ có thể “dựa” vào quan hệ với Trung Quốc để giữ vững ngôi vị bá chủ?

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ - Trung hội đàm để quản lý căng thẳng?

    Mỹ - Trung hội đàm để quản lý căng thẳng?

    05:31, 16/11/2021

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?

    05:30, 06/11/2021

  • Quan hệ Mỹ - Trung: Những “lớp sóng” không bao giờ yên ả

    Quan hệ Mỹ - Trung: Những “lớp sóng” không bao giờ yên ả

    05:00, 01/10/2021

  • Bất luận thế nào Mỹ - Trung vẫn cần nhau!

    Bất luận thế nào Mỹ - Trung vẫn cần nhau!

    05:30, 24/07/2021

  • Mỹ - Trung đã “Chiến tranh lạnh” hay chưa?

    Mỹ - Trung đã “Chiến tranh lạnh” hay chưa?

    06:00, 01/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ - Trung có thể chung sống hòa bình?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO