Mỹ - Trung hội đàm để quản lý căng thẳng?

Diendandoanhnghiep.vn Vì không thể mở thêm mặt trận mới, nên cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tìm cách quản lý xung đột.

Cuộc

Cuộc "gặp online" Mỹ - Trung sẽ không chú trọng kết quả cụ thể nào!

Cuối cùng Trung - Mỹ đã “chịu” ngồi lại cùng nhau để tìm cách giải quyết quá nhiều mâu thuẫn tồn tại trong quan hệ hai bên. Rõ ràng, cả ông Tập Cận Bình lẫn Joe Biden không thể làm “căng” với nhau được nữa.

Cuộc cạnh tranh không khoan nhượng diễn ra đỉnh điểm dưới thời D. Trump, cả đôi bên dường như chỉ còn cách mùi khói súng không bao xa ở nhiều mặt trận chiến lược.

Có thể nói, cuộc gặp tại Alaska hồi tháng 3 năm nay chính là thuốc thử liều cao mà Bắc Kinh và Washington giành cho nhau. Kết quả hội nghị này cho thấy rằng, dù là thương chiến, “đàm phán chiến” hay “công nghệ chiến” đều khiến đôi bên lún sâu vào căng thẳng.

Vì vậy, có thể nói rằng, cuộc Thượng đỉnh online lần này là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc tìm cách “quản lý cạnh tranh”. Bởi, tại thời điểm này, việc mở thêm mặt trận cạnh tranh nào cũng đều quá sức với cả hai.

Nội dung thảo luận tại cuộc gặp dự kiến bao gồm căng thẳng xung quanh hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Đài Loan và nhân quyền cũng như hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mỹ và Trung Quốc mới đây đã ra tuyên bố chung về sự cần thiết của ứng phó với biến đổi khí hậu tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về chủ đề này ở Glasgow hồi tuần trước.

Thứ nhất, Bắc Kinh nhiều lần lặp lại chính sách “Một Trung Quốc”, nhất quyết thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Theo lời ông Vương Nghị, bất kỳ sự dung túng và ủng hộ nào đối với lực lượng ly khai Đài Loan đều là phá hoại hòa bình trên eo biển này và “cuối cùng sẽ phải gánh chịu hậu quả”.

Mục đích lớn nhất là

Mục đích lớn nhất là "quản lý căng thẳng"?

Thứ hai, nhiều năm nay Washington luôn dùng “lý luận nhân quyền” ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông như một cách phân tán sức mạnh Trung Quốc. Đương nhiên, thế giới không thực sự có nhiều thông tin về vấn đề này.

Còn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc - họ luôn ăn miếng trả miếng khi Mỹ khơi dậy chuyện nhân quyền, lập luận rằng “ Trung Quốc có nền dân chủ của riêng mình” và không quên xỏ xiên lại “nền dân chủ bầu cử phương Tây là “cuộc bầu cử do tư bản chi phối, là trò chơi của các nhóm tư bản và nền dân chủ dành cho người giàu.”

Thứ ba, ông Tập Cận Bình đã chọn cách vắng mặt tại COP26 - một hội nghị quan trọng bậc nhất lịch sử đương đại mà theo lý thuyết không có Trung Quốc, Nga - những quốc gia phát thải lớn nhất - đã là sứt mẻ từ ban đầu.

Tuy Bắc Kinh có cam kết, nhưng nó được đánh giá là không đủ mạnh mẽ, mặt khác Trung Quốc đã có tính toán cho riêng mình, chặng hạn như hiện tượng thiếu điện, thắt chặt nguồn than, quyết tâm giảm phát thải về 0 vào năm 2060.

Thứ tư, bất luận thế nào Mỹ và Trung Quốc cũng không thể "chia tay" nhau dễ dàng như vậy. Chỉ chừng ấy mâu thuẫn cũng đủ để tạm kết luận cuộc gặp online Mỹ - Trung không có tham vọng hướng vào kết quả cụ thể nào cả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ - Trung hội đàm để quản lý căng thẳng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714437950 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714437950 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10