Di sản văn hóa tạo động lực cho phát triển du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Sự hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh chắc chắn sẽ không thể có được nếu thiếu đi những giá trị văn hóa vốn rất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Đó là tài nguyên di sản văn hóa.

>>> Phát triển du lịch cộng đồng Quảng Ninh (Kỳ I): Khoảng trống kỳ quan!

>>> Quảng Ninh: OCOP “kết duyên” du lịch

Nguồn tài nguyên độc đáo

Quảng Ninh là địa phương có rất nhiều may mắn vì nhận được sự ưu đãi lớn của thiên nhiên. Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO ghi danh với những giá trị độc đáo, đặc sắc, không giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng có lợi thế riêng của mình với những di sản có sự kết hợp giữa tự nhiên và văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng.

Du khách đến chiêm bái tại chùa Am Ngoạ Vân, huyện Đông Triều (Ảnh: L.T)

Du khách đến chiêm bái tại chùa Am Ngoạ Vân, huyện Đông Triều (Ảnh: L.T)

Đặc biệt, với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỉnh Quảng Ninh có bề dày của di sản văn hóa phi vật thể - kết tinh của những lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức dân gian của mỗi dân tộc.

Như tại huyện vùng cao Bình Liêu, địa phương với trên 96% là đồng bào các dân tộc thiểu số, vì vậy, các lễ hội văn hóa nói riêng và các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa nói chung của cộng đồng nơi đây rất phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể tới những làn điệu hát then đã gắn liền với đời sống tinh thần của người dân nơi đây qua rất nhiều thế hệ. Đến nay, hát then không chỉ riêng có trong các nghi lễ cổ truyền để cúng bái tổ tiên, cúng giải hạn, cầu phúc lộc... mà còn được rất nhiều du khách quốc tế biết đến với danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Du khách về dâng hương, chiêm bái tại chùa Đồng, Yên Tử

Du khách về dâng hương, chiêm bái tại chùa Đồng, Yên Tử

Ngoài hát then của dân tộc Tày, tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 360 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó có 6 di sản cấp quốc gia, hơn 70 lễ hội dân gian. Đây là nguồn tài nguyên quý, tạo nên sức hút đặc biệt cho du lịch Quảng Ninh

Theo Sở Du lịch, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 120 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã nằm trong các điểm tour, tuyến du lịch cố định. Trong đó, có những di tích được các đơn vị lữ hành lựa chọn để thiết kế nhiều sản phẩm riêng, trọn gói để đưa vào khai thác.

>>> Quảng Ninh: Xây dựng “đường sách, phố sách” thành sản phẩm du lịch

Ông Phạm Việt Anh – Đại diện trang du lịch Bay Nhé cho biết, cách làm của Quảng Ninh hiện nay rất đặc biệt, đó là đầu tư vào phát triển du lịch di sản. Các di sản dựa trên những giá trị của cộng đồng, nghĩa là phát triển du lịch di sản là đầu tư vào cộng đồng, đầu tư vào chính con người của mình. Từ đó, người dân trong cộng đồng đều được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch của Quảng Ninh. Vì thế, đây là hướng đi chiến lược, giúp chúng ta có thể phát triển được ngành du lịch theo hướng bền vững.

Cơ hội mới cho du lịch

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch từng nhận định: Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yêu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Tại Quảng Ninh, quả không sai khi nhận định rằng, du lịch phát triển chính là nhờ văn hóa. Điều đó đã được chứng minh khi vào dịp Tết Nguyên đán mỗi năm, Quảng Ninh đón khoảng 70 -100 vạn du khách, thì 70% trong đó là lượng du khách có mặt tại các di tích, di sản trên địa bàn. Giai đoạn trước năm 2020, trung bình mỗi năm, các khu di tích lịch sử văn hóa ở Quảng Ninh thu hút khoảng 4-5 triệu lượt khách du lịch, khu danh lam thắng cảnh thu hút 7-8 triệu lượt, doanh thu từ thu phí tham quan đạt xấp xỉ 1.500 tỷ đồng/năm.

Du khách tại khu vực cáp treo Yên Tử

Du khách tại khu vực cáp treo Yên Tử

Thực tế, di sản văn hóa và du lịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chính nhờ các di tích, danh thắng, di sản văn hóa khi được công nhận cấp tỉnh, quốc gia hay quốc tế đã trở thành tiền đề quan trọng để du lịch Quảng Ninh phát triển. Bên cạnh đó, du lịch phát triển đã tạo nguồn lực để Quảng Ninh đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản cũng như mang đến lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng.

Theo đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông – Cặp Tiên cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, đầu tư cho công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung như: Nghiên cứu phục dựng nhiều lễ hội truyền thống; tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị song vừa tạo ra sự hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng, không gian cảnh quan khang trang, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.

Còn theo ông Đoàn Văn Dũng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Du lịch Sen Á Đông, bản thân doanh nghiệp đã và đang khai thác các giá trị văn hóa để phát triển thành chuỗi sản phẩm du lịch. Bởi trong quá trình phát triển, chúng tôi nhận ra rằng văn hóa đóng vai trò rất quan trọng từ việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp đến phát triển sản phẩm du lịch. Chúng tôi có du thuyền trên Vịnh Hạ Long khai thác văn hóa biển hay sản phẩm du lịch Làng quê Yên Đức gắn với nét văn hóa độc đáo của miền quê Bắc Bộ. Chuỗi sản phẩm được thiết kế để du khách hiểu và trải nghiệm một câu chuyện văn hóa xuyên suốt, đậm đà, đa dạng và khác biệt.

Để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa hiện nay, theo các chuyên gia nhận định, vấn đề tăng cường hợp tác giữa các địa phương, bảo tồn các di sản liên hoàn, liên tỉnh là rất cần thiết và đang được tỉnh Quảng Ninh tập trung thực hiện trong thời gian qua.

Theo ông Phạm Việt Anh, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Đặc biệt, những dự án phát triển du lịch gắn với khai thác di sản phải có nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng trước khi triển khai để không làm tổn hại đến di sản.

Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục tập trung thực hiện việc lập hồ sơ khoa học cho quần thể di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; phối hợp với TP Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) - quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Qua đó, sẽ góp phần mở rộng không gian di sản, giảm tải sức ép cho di sản về nhiều mặt, cũng như huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Cùng với đó, tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các địa phương để tạo liên kết hình thành các tuyến điểm du lịch, mang đến những sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển các loại hình du lịch đặc trưng ở mỗi địa phương.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Di sản văn hóa tạo động lực cho phát triển du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714035533 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714035533 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10