Phát triển du lịch cộng đồng Quảng Ninh (Kỳ I): Khoảng trống kỳ quan!

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh có nhiều tiềm năng về du lịch cộng đồng và tỉnh đang phát triển loại hình du lịch này như thế nào?

>> Quảng Ninh: “Đòn bẩy” du lịch cộng đồng

Nếu như ở nhiều địa phương khác hoặc chỉ có rừng, hoặc chỉ có biển, hoặc thuần túy đô thị, hoặc có nơi thiếu tất, danh thắng bói không ra thì Quảng Ninh lại có quá nhiều: Rừng, có biển đảo. Nông thôn, đô thị, di tích cổ, làng nghề truyền thống có tất.

 Nhà sinh hoạt cộng đồng vắng vẻ từ khi người dân lên bờ sinh sống. Ảnh: Lê Cường

Nhà sinh hoạt cộng đồng vắng vẻ từ khi người dân lên bờ sinh sống. Ảnh: Lê Cường

Đa dạng tiềm năng

Kéo theo đó là sự đa dạng về bản sắc văn hóa, về ngành nghề, về sự khác biệt trong tập tục sống, của nhiều cộng đồng dân cư. Bạn muốn làm một ngư dân lênh đênh câu mực, đánh cá trên vịnh Hạ Long?
Thích lặn lội tới các bản vùng cao Bình Liêu, Ba chẽ, Tiên Yên để dự lễ hội hoa sở, hoa trà vàng, lễ hội cầu mùa để cùng thổi khèn, cùng hát then, thi bắn cung, làm bánh giày, hay lội qua những con suối mát lạnh để tận hưởng trong không gian mùi thơm của những bản làng đang mùa thu hoạch quế, hồi? Hay bạn muốn một ngày sống cuộc đời người thợ lò nơi khai trường khai thác than để thấm nỗi chuân truyên của người thợ?

Sự đa dạng, phong phú và độc đáo ấy chỉ có thể ở Quảng Ninh, mà nếu biết cách khai thác, nó rất có thể sẽ “hớp hồn” du khách.

 Du khách tham gia chèo thuyền ngắm vịnh lướt qua những xóm chài trống vắng. Ảnh: Lê Cường

Du khách tham gia chèo thuyền ngắm vịnh lướt qua những xóm chài trống vắng. Ảnh: Lê Cường

Nỗi buồn ngày trở lại

Anh Nguyễn Văn Tuấn, một người bạn của tôi ở Hạ Nội có dịp xuống lại Hạ Long. Điều Tuấn thích là lang thang trên vịnh. Chuyến đi này có vẻ hơi thất vọng, bởi cái mà Tuấn muốn trải nghiệm là cuộc sống người dân làng chài. Đáng tiếc giờ là một khoảng trống vắng lặng, chỉ còn lại những căn nhà trống trải, vô hồn giữa mênh mông biển nước.

Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi bỗng nhớ đến một ngư ông mà tôi đã gặp trên vịnh trong lần thăm Hạ Long cách đây hơn 10 năm với nhóm bạn. Lần ấy, khi nước thủy triều lên cao, con tàu chở chúng tôi thăm vịnh không đi qua được hang Luồn”.

“Muốn vào thăm hang, chúng tôi phải thuê một chiếc thuyền câu be bé. Ông cụ chở thuyền đúng vẻ một lão ngư với giọng nói to và nặng, một khuôn mặt sạm nắng gió với nhiều vết chân chim. Chúng tôi không khỏi ồ lên ngạc nhiên khi cụ cho biết đã 88 tuổi bởi cái sự rất nhanh nhẹn và rắn rỏi toát lên trong từng động tác chèo thuyền của cụ”.

“Cụ bảo nơi chôn rau cắt rốn của cụ là vịnh Hạ Long và cụ đã sống trên vịnh từ lúc sơ sinh cho đến tận bây giờ. Suốt hành trình thăm hang Luồn, cụ kể cho chúng tôi rất nhiều câu chuyện kỳ thú về vịnh Hạ Long. Như câu chuyện cách đây mấy chục năm, cái thời hang Luồn còn rất nhiều khỉ”.

“Người ta đánh thuyền vào hang Luồn chơi tổ tôm, bị đàn khỉ nhảy xuống cướp tiền xong leo phóc lên cành cây trên vách đá, giơ đồng tiền ra trêu chọc những người đàn ông đang tức tối chửi rủa. Hay câu chuyện về ngày xưa, thủa biển còn nhiều cá, người ta đã câu được những con cá khủng ở trong hang này”.

>> Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Metaverse

Linh hồn của di sản

“Vô vàn câu chuyện của một người sinh ra và sống cả cuộc đời trên vịnh chân thật, mộc mạc, sinh động đã lôi cuốn, dẫn dụ chúng tôi, nó khiến chúng tôi nghĩ đến một vịnh biển với tầng sâu của sự kỳ thú, bí ẩn, sống động và phong phú, như thực như hư, hơn những gì đang trải trước mắt tôi”, anh Tuấn chia sẻ và nói thêm, “Lão ngư và rất nhiều hoạt động đời sống của người dân làng chài đã trở thành một ấn tượng sâu đậm trong chuyến đi của chúng tôi ngày đó. Sau dịp đó, tôi cũng dôi lần trở lại thăm vịnh, có những cuộc thăm thú làng chài, đánh cá cùng ngư dân, nghe những câu chuyện, chụp những bức ảnh cùng với họ. Mỗi chuyến đi đều như không muốn kết thúc bởi sự lôi cuốn của kỳ quan của người dân làng chài. Họ cũng chính là linh hồn của di sản”.

Câu chuyện này cho thấy, không chỉ là người dân làng chài, không chỉ là ở Hạ Long mà ở bất kỳ địa danh du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng nào, vai trò của người dân bản địa không phải là sự điểm xuyết mà họ và không gian cảnh sắc thiên nhiên nơi họ sống là những nhân vật chính làm nên sự lôi cuốn du khách. Bởi họ chính là những người sản xuất, lưu giữ phong tục, bản sắc, sự độc đáo, khác biệt, những chất liệu quý cho mỗi cuộc du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Và nó cũng cho thấy sức hấp dẫn đối với du khách là như thế nào.

Nếu như người dân làng chài họ phải di chuyển lên bờ để có một cuộc sống tốt hơn, để tránh những rủi ro từ gió bão nơi biển sâu theo chủ trương của tỉnh. Thì ở Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều bản sắc như thế này chưa được phát triển tương xứng để trở thành sản phẩm du lịch hút khách. Ngoài làng chài trên vịnh Hạ Long, thì mấy du khách biết được những bản sắc cộng đồng khác tại Quảng Ninh?

Kỳ II: Manh mún du lịch cộng đồng

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển du lịch cộng đồng Quảng Ninh (Kỳ I): Khoảng trống kỳ quan! tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714180715 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714180715 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10