Tại buổi báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng năm 2020, Cục thông kê Đà Nẵng đã thông tin về tình hình phát triển của thành phố trong giai đoạn khó khăn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới, kinh tế Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Dịch COVID-19 khiến tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Trong đó, có 05 tỉnh, thành phố đối mặt với mức tăng trưởng âm.
Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.
Tại thành phố Đà Nẵng, sau đợt bùng phát dịch lần thứ nhất (tháng 3/4-2020), kinh tế có dấu hiệu bắt đầu phục hồi thì làm sóng nhiễm COVID-19 lần thứ hai với tâm điểm là Đà Nẵng chính là đòn giáng mạnh đối với thành phố. Vào cuối tháng 7, dịch COVID-19 trở lại đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của địa phương.
“Hoạt động sản xuất kinh doanh dường như phải tạm dừng đến hết quý III/2020, cuộc sống của phần lớn cư dân, đặc biệt là người lao động tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-9% và nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác đã không thể hoàn thành như kế hoạch Nghị quyết đã đề ra. Đây cũng là năm đầu tiên trong suốt 23 năm từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng kinh tế - xã hội của thành phố có mức tăng trưởng âm.” Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục thống kê Đà Nẵng thông tin.
Cũng theo báo cáo của Cục thống kê Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước tính sụt giảm ở mức 9.77% so với năm 2019. Thành phố Đà Nẵng cũng là 01 trong 05 thành phố có mức tăng trưởng âm trong năm 2020. Trong mức sụt giảm của toàn nền kinh tế thành phố có khu vực dịch vụ giảm 8,21% (chiếm 5,28 phần trăm điểm trong mức giảm chung), khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 12,23% (chiếm 1,91 điểm), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 15,55% (chiếm 1,79 điểm), riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng ở mức 2,4%.
Quy mô toàn nên kinh tế năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 100 nghìn tỷ đồng, thu hẹp hơn 10,1 nghìn tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, quy mô khu vực dịch vụ bị thu hẹp nhiều nhất với 5,3 nghìn tỷ đồng, khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm hơn 3 nghìn tỷ đồng,...
Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế có sự chuyển dịch nhẹ giữa 03 khu vực, tỷ trọng VA khu vực công nghiệp – xây dựng và thuế sản phẩm giảm nhẹ. Trong khi đó, tỷ trọng VA khu vực dịch vụ và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng tăng lên.
Ông Trần Văn Vũ nhận định kinh tế Đà Nẵng đang đứng trước những thách thức. Bởi những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ lực cho tăng trưởng đã chịu tác động rất lớn của dịch COVID-19. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước.
“Tăng trưởng ở một số địa phương được cho là đầu tàu, đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế Việt Nam cũng đang chịu áp lực rất lớn, có nhiều địa phương có mức tăng trưởng thấp kỷ lục, nhiều địa phương cũng bị thu hẹp quy mô và tăng trưởng âm.” Ông Trần Văn Vũ nói.
Có thể bạn quan tâm
Tân Bí thư chỉ ra“nghịch lý” thu hút đầu tư tại Đà Nẵng
13:43, 25/12/2020
Đà Nẵng: Ảm đạm thị trường hàng hóa Giáng sinh
21:15, 23/12/2020
Kéo dài thí điểm mô hình Ban quản lý An toàn Thực phẩm tại Đà Nẵng
16:12, 12/12/2020
Dự án The Dien Nam Village - Phân khu Rico Center: Dấu ấn cho thị trường bất động sản Đà Nẵng
14:30, 12/12/2020
Đà Nẵng: Dự án Làng Vân phải chờ đến bao giờ?
18:15, 08/12/2020
Đà Nẵng lựa chọn kịch bản phát triển kinh tế nào cho năm 2021?
09:57, 07/12/2020