Điểm đặc biệt của Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018

Nhóm Phóng viên 28/03/2019 08:41

Điểm đặc biệt của Báo cáo PCI 2018 là nghiên cứu chuyên đề - thảo luận về tác động của hội nhập toàn cầu đến việc thực hiện giao kết hợp đồng của doanh nghiệp.

Sáng nay (ngày 28/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố báo cáo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI 2018).

Lễ công bố báo cáo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI 2018) sẽ bắt đầu lúc 9h10 phút ngày 28/3.

Lễ công bố báo cáo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI 2018) được tổ chức tại Hà Nội ngày 28/3.

Nghiên cứu hội nhập toàn cầu

Không chỉ dừng lại ở việc công bố 10 chỉ số thành phần, phản ánh lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Báo cáo PCI 2018 còn có nghiên cứu chuyên đề - thảo luận về tác động của hội nhập toàn cầu đến việc thực hiện giao kết hợp đồng của doanh nghiệp.

Theo đó, kết quả nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu VCCI chỉ ra rằng, việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.

“Điều này được cho là sẽ giúp doanh nghiệp cởi mở hơn trong việc mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh, gia tăng doanh thu thương mại và gia nhập sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu”, Báo cáo nêu rõ.

Chỉ số PCI do Nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Với quy mô điều tra toàn diện, Báo cáo PCI 2018 tiếp tục tập hợp tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá về môi trường kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Các Đại biểu trao đổi trước Lễ công bố PCI 2018.

Các Đại biểu trao đổi trước Lễ công bố PCI 2018.

Nghiên cứu PCI không chỉ dừng lại ở việc xây dựng chỉ số đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế dựa trên cảm nhận của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước. Hàng năm, Nhóm nghiên cứu PCI đều tiến hành điều tra đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đánh giá niềm tin kinh doanh, xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng và thực hiện một nghiên cứu chuyên đề.

Có thể bạn quan tâm

  • PCI 2018: Cảm hứng và áp lực cải cách ở địa phương

    PCI 2018: Cảm hứng và áp lực cải cách ở địa phương

    07:00, 28/03/2019

  • PCI bật tung “rào cản” cải cách

    PCI bật tung “rào cản” cải cách

    05:30, 28/03/2019

  • PCI thúc đẩy sáng tạo trong thu hút đầu tư

    PCI thúc đẩy sáng tạo trong thu hút đầu tư

    05:27, 28/03/2019

  • PCI góp phần thay đổi tư duy quản lý

    PCI góp phần thay đổi tư duy quản lý

    18:31, 27/03/2019

Khoảng cách ngày càng thu hẹp

Kết quả của PCI qua 14 năm cho thấy có cải thiện đáng kể về chất lượng điều hành kinh tế theo thời gian. Năm 2018, tỉnh trung vị có điểm số PCI là 61,76, mức điểm cao nhất kể từ khi bắt đầu dự án PCI đến nay.

Đặc biệt, xu hướng hội tụ điểm số PCI giữa các tỉnh cho thấy, khoảng cách giữa tỉnh đứng cuối và tỉnh đứng đầu về cả điểm số PCI và PCI 14 năm qua ngày càng thu hẹp.

“Trong khi những cải thiện nhanh chóng của nhóm tỉnh đứng cuối là tín hiệu đáng mừng, thì sự chững lại của nhóm tỉnh đứng đầu PCI lại là điều đáng lo ngại. Những tỉnh đứng cuối đang có lợi thế của “người đi sau” khi có thể tham khảo và áp dụng những cách làm hay, thực tiễn tốt sẵn có từ những tỉnh nhóm trên để cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương mình”, Báo cáo nêu rõ.

Lễ

Lễ công bố báo cáo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI 2018) bắt đầu lúc 9h10 phút ngày 28/3.

Cùng với đó, những tỉnh đứng đầu sau khi đã triển khai nhiều sáng kiến ở những khâu dễ cải cách như đăng ký doanh nghiệp, dường như lại vấp phải hiện tượng “đụng trần thể chế” nên khó có thể triển khai các sáng kiến để tăng tốc cải cách.

Về thay đổi chất lượng điều hành giữa năm 2017 và 2018, Báo cáo PCI 2018 cho thấy, những lĩnh vực có cải thiện mạnh mẽ nhất là cắt giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp (tăng 0,73 điểm), tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác (tăng 0,54 điểm) và cải cách hành chính (tăng 0,46 điểm). Một số lĩnh vực khác cũng có sự cải thiện như tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, an ninh trật tự (đều tăng 0,27 điểm) và tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh (tăng 0,11 điểm).

Tuy nhiên, những lĩnh vực còn lại chưa có sự cải thiện, thậm chí giảm sút so với năm trước. Đó là Tính minh bạch (giảm 0,09 điểm), Đào tạo lao động (giảm 0,11 điểm), Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 0,17 điểm) và Gia nhập thị trường (giảm 0,41 điểm). 

Nghiên cứu PCI gồm 10 chỉ số thành phần gồm: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục cập nhật...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điểm đặc biệt của Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO