Điện Biên: Doanh nghiệp là đầu tàu tái cơ cấu nông nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Ông Hải cũng kiến nghị, Chính phủ ưu tiên cân đối, bố trí nguồn lực cho tỉnh để hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy định của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

p/Ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cùng Lãnh đạo một số sở ban ngành đi kiểm tra thực tế vùng nguyên

Ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cùng Lãnh đạo một số sở ban ngành đi kiểm tra thực tế vùng nguyên

“Doanh nghiệp là đầu tàu, là trụ cột để tổ chức triển khai thực hiện tái cơ cấu và cũng là hạt nhân của chuỗi liên kết để thúc đẩy sản xuất phát triển, không có doanh nghiệp thì không thể thực hiện được tái cơ cấu nông nghiệp”.

Đó là khẳng định của ông Bùi Minh Hải, GĐ sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên. Tính đến nay, Điện Biên có 23 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản được cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án (3 dự án bị thu hồi do chưa triển khai dự án đảm bảo tiến độ, 20 dự án đang tổ chức triển khai), với tổng số vốn là 6.598 tỷ đồng.

Đẩy mạnh các giải pháp thu hút doanh nghiệp

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Do vị trí địa lý của tỉnh cách xa Thủ đô, kết cấu cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn… nên chưa tạo được sức thu hút mạnh mẽ đối với doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nắng nóng, hạn hán; dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh không ổn định... ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, các dự án đầu tư vào nông nghiệp của doanh nghiệp.

Điều đáng nói, đa phần người nông dân của tỉnh thiếu nguồn vốn đầu tư. Trình độ dân trí, việc tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Đất đai sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; sản xuất vẫn còn theo hướng tự cung, tự cấp. Sản phẩm mới chỉ ở dạng sơ chế, bán thô nên sức cạnh tranh thấp. Thị trường đầu ra cho sản phẩm nông sản khó khăn, bấp bênh.

Mặt khác, tỉnh chưa có dự án nào được hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chưa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định. Nguồn lực đầu tư của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Chi phí đầu tư dự án thực tế lớn hơn dự toán xây dựng ban đầu,...

Hơn nữa việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm, số lượng HTX hoạt động hiệu quả theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2012 còn ít, chưa phát huy được vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và người dân. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý, tổ chức triển khai thực hiện của lãnh đạo một số công ty, HTX nông nghiệp còn hạn chế.

Ngoài ra, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít. Tính liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành. Các chuỗi liên kết cung ứng nông sản an toàn còn ở quy mô nhỏ, vùng nguyên liệu ít, manh mún nên chưa thực sự bền vững. Hầu hết các dự án đều đang ở bước đầu triển khai thực hiện nên chưa phát huy hiệu quả đầu tư cũng như thúc đẩy sản xuất.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư

Để hấp dẫn nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp Điện Biên, ông Hải nhấn mạnh, Sở sẽ tăng cường xúc tiến, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vào đầu tư bằng việc sẵn sàng hạ tầng cho nông nghiệp. Ưu tiên các doanh nghiệp, người dân có các hoạt động hoặc dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn được tiếp cận, vay các nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP để phát triển sản xuất, cũng như triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường huy động nguồn lực của các bên liên quan như: người dân tham gia liên kết, chính quyền địa phương hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách...

Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, HTX… từ đó đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu gắn với công nghiệp hóa, cơ giới hóa nền nông nghiệp.

Sở tiếp tục thực hiện cải cách TTHC, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thường xuyên nắm bắt, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp nông nghiệp.

Ông Hải cũng kiến nghị, Chính phủ ưu tiên cân đối, bố trí nguồn lực cho tỉnh để hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy định của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP. “Chính phủ, các bộ ngành hãy quan tâm giới thiệu các nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm đến Điện Biên đầu tư phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực theo hướng liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ… nhằm khai thác thế mạnh nông nghiệp của tỉnh”, ông Hải đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện Biên: Doanh nghiệp là đầu tàu tái cơ cấu nông nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524189 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524189 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10