Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững

LINH NGA 05/12/2021 05:00

Với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 thu hút 500 đại biểu và hơn 20 diễn giả tham gia đóng góp ý kiến, giúp kinh tế phục hồi sau đại dịch.

>>Phục hồi kinh tế Việt Nam với bốn yếu tố then chốt

fd

Họp báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”.

Hôm nay (5/12), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững”.

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, có kết nối với các điểm cầu trong nước và học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới.

Tại cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia ngày 30/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết mục tiêu của Diễn đàn nhằm góp phần làm rõ thêm căn cứ khoa học và thực tiễn để cùng Chính phủ thiết kế một gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ.

Theo các đánh giá, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng tốc. Do đó, chủ đề của Diễn đàn tập trung vào “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới và không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi, phát triển của thế giới.

Diễn đàn dự kiến diễn ra trong một ngày. Buổi sáng là Tọa đàm cấp cao về “Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, với sự tham gia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam...

Những vấn đề dự kiến được bàn thảo ở toạ đàm là phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19; một số gợi ý với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; kiến tạo động lực cho phục hồi và phát triển.

Chiều cùng ngày là các phiên thảo luận chuyên đề về phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế.

Liên quan tới chính sách tài khóa tiền tệ trong chương trình phục hồi tổng thể kinh tế - xã hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, gói chính sách này sẽ được trình tới Quốc hội trong kỳ họp bất thường tới đây.

"Với tinh thần chủ động từ sớm, từ xa, diễn đàn tới đây sẽ nghe ý kiến chuyên gia về gói hỗ trợ này cho phục hồi và phát triển kinh tế”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nói.

>>"Cần xác định cơ hội tăng trưởng và xem xét lại mô hình kinh doanh"

fd

Theo các đánh giá, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng tốc.

Về tác động của gói hỗ trợ này đối với nợ công và bội chi, ông Thanh cho biết trong bối cảnh đặc biệt thì cần phải có gói chính sách đặc biệt. Việc tăng bội chi và nợ công để kích thích nền kinh tế là cần thiết. Vì vậy, trong 2 năm tới, nợ công và bội chi có thể tăng lên.

Tuy nhiên, ông cũng thông tin thêm, dư địa chính sách tài khóa vẫn còn để thực hiện nên gói chính sách đặt ra yêu cầu phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung ngành lĩnh vực cấp bách và cần thiết. Vì vậy không nên lo ngại tăng trần nợ công mà vấn đề là sử dụng hiệu quả nguồn chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ cho tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.

Do đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, việc quản lý, giám sát phải công khai, minh bạch, tránh phân tán, có trọng tâm trọng điểm, chống lợi ích nhóm.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh, gói hỗ trợ phải đủ quy mô mới có đủ tác dụng và hiện vẫn còn dư địa cho chính sách này, trong đó trần nợ công còn dư địa nhiều hơn, với khoảng 43,7%/GDP. Nội dung này sẽ được diễn đàn thảo luận kỹ lưỡng.

Theo ông Tuấn, gói hỗ trợ sẽ tập trung vào nâng cao năng lực y tế, gồm y tế dự phòng, y tế cơ sở cùng các vấn đề xã hội. Theo đó, Chính phủ cần rà soát lại các trọng tâm với mục tiêu ngắn hạn là hỗ trợ doanh nghiệp với công cụ tài chính, thuế, phí; tiếp cận nguồn vốn, tín dụng; gắn với tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số, tiếp cận lao động, thông tin; hỗ trợ người lao động.

Trong dài hạn, Chính phủ cần khơi thông các động lực và trụ cột tăng trưởng, đảm bảo vốn, công nghệ cao, công nghệ thông minh gắn với kinh tế số…

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Kích thích phục hồi kinh tế cần bao nhiêu tiền?

    Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Kích thích phục hồi kinh tế cần bao nhiêu tiền?

    05:00, 29/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Phục hồi kinh tế Việt Nam với bốn yếu tố then chốt

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Phục hồi kinh tế Việt Nam với bốn yếu tố then chốt

    01:00, 28/11/2021

  • Đầu tư công: “Cú đấm” kích cầu phục hồi kinh tế

    Đầu tư công: “Cú đấm” kích cầu phục hồi kinh tế

    04:00, 26/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thể chế phải đi trước!

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thể chế phải đi trước!

    02:00, 28/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022:

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: "Cần xác định cơ hội tăng trưởng và xem xét lại mô hình kinh doanh"

    01:00, 27/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Khai thác lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Khai thác lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu

    00:07, 25/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO