Điện mặt trời áp mái khu công nghiệp: Đề nghị huỷ bỏ yêu cầu tháo gỡ tấm pin mặt trời

Diendandoanhnghiep.vn Đại diện Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP HCM cho biết yêu cầu tháo gỡ tấm pin là không cần thiết vì chỉ cần kiểm soát chất lượng biến tần.

fdf

Ông Đào Du Dương (áo đỏ) - Trưởng đại diện VP Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP HCM.

Trao đổi tại Toạ đàm “Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt”, ông Đào Du Dương, Trưởng đại diện VP Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP HCM cho biết, tình hình chung điện mặt trời áp mái đang chịu nhiều áp lực. Ngay từ giai đoạn đầu lựa chọn các mái nhà đảm bảo, các điều kiện về an toàn của ngân hàng…để một dự án điện mái nhà phát điện doanh nghiệp phải vượt qua nhiều thủ tục “nhiêu khê”.

Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều phản ánh từ hội viên của chúng tôi là chủ đầu tư các nhà máy điện áp mái đã đóng thành công, đang khai thác ổn định cho biết EVN yêu cầu chủ đầu tư tháo gỡ tấm pin mặt trời, tấm quang năng được cho là “lắp dư” mặc dù đã ký hợp đồng là ký theo công suất AC 997kw AC.

Tuy nhiên theo ông Dương, để đạt được công suất phát điện AC như đã cam kết thì chủ đầu tư phải tính toán số lượng tấm quang năng, loại tấm quang năng, công suất tấm tấm quang năng phải phù hợp theo các thông số của inverter, ngoài ra hiệu quả phát điện còn bị ảnh hưởng bởi hướng nắng, bởi góc nghiêng của mái nhà xưởng, vị trí địa phương lắp đặt, các thông số này mà khác nhau thì mặc dù hệ thống có cùng công suất 997kw AC sẽ khác nhau số lượng tấm pin được lắp đặt.

“Càng lắp nhiều tấm quang năng thì thời gian hoàn vốn càng lâu, không có chủ đầu tư nào muốn vậy. Tuy nhiên, hiện nay các điện lực theo như tin tức từ các nhóm điện mặt trời có phản ánh, điện lực địa phương có yêu cầu tháo dỡ phần tấm pin dư thừa”, ông Dương nhấn mạnh.

Đặt vấn đề tại sao EVN lại muốn kiểm soát số lượng tấm pin thay vì kiểm soát máy phát điện mặt trời là inverter?

Ông Dương nhấn mạnh, mỗi hãng inverter cho phép cân đối số tấm quang năng mà lắp để đạt hiệu suất và hiệu quả, không nên khống chế số tấm quang năng.

Chưa kể trong thời gian vận hành, chủ đầu tư phải tiếp tục cải thiện hiệu suất của hệ thống để hệ thống vận hành hiệu quả và đạt công suất AC như đã ký kết hợp đồng bởi vì nếu hệ thống không đạt hiệu quả thì thời gian hoàn vốn dài ra.

“Nếu EVN yêu cầu tháo gỡ tấm quang năng và hệ thống sẽ không còn phát điện đạt được công suất là 997kw AC trong hợp đồng đã ký. Như vậy tôi kiến nghị EVN định hướng các điện lực địa phương bỏ yêu cầu tháo gỡ tấm pin đối với hệ thống không phát vượt công suất AC như đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN”, ông Dương nhấn mạnh.

Đồng thời cho rằng chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với EVN, do đó phải win-win. Doanh nghiệp không cần bảo vệ mà cần bình đẳng giữa người mua và người bán.

Bên cạnh đó, ngành điện chưa chủ động được việc đưa ra các quy định, tạo ra bất cập, phát sinh nhiều thủ tục làm khó cho doanh nghiệp, trong khi Chính phủ đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục cho doanh nghiệp và người dân.

“Chính sách của nhà nước trong lĩnh vực này phải rõ ràng mang tính lâu dài, không thể thay đổi chính sách liên tục như hiện nay. Ngành điện cũng cần nâng cao khả năng vận hành và công tác điều phối để điện mặt trời áp mái không còn bị coi là “gánh nặng” mà được phát triển bình đẳng hiệu quả”, ông Dương nhấn mạnh.

fd

Bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID).

Đồng quan điểm, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho rằng, các chính sách phát triển ngành tới đây cần theo hướng tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo-ngành nhiều tiềm năng và lợi ích. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia, tránh “điện mặt trời mái nấm” tự phát như hiện nay.

Bà Khanh cho biết, trong thời gian vừa qua, con số điện mặt trời áp mái đã đạt 9000 MW, nhưng nơi có nhu cầu cao với điện mặt trời áp mái là các khu công nghiệp thì chỉ chiếm 30%. Điện mặt trời áp mái khu công nghiệp đảm bảo yêu cầu về phân tán, tận dụng nguồn lực và giảm áp lực cho ngành điện. 

“Giá điện FIT nên ở giai đoạn đầu, còn hiện tại phải hướng tới thúc đẩy thị trường. Nếu chúng ta đi theo lựa chọn năng lượng tái tạo đi kèm về tích trữ và quản lý nhu cầu, thì phải theo tinh thần thúc đẩy, xem xét thay đổi quy định mà hiện tại là bất cập, tạo chính sách thu hút đầu tư cho năng lượng sạch, dung dưỡng nguồn đầu tư, huy động nguòn đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách cũng cần ổn định, tránh gián đoạn. Để người dân và doanh nghiệp được làm theo hướng làm những điều pháp luật không cấm”, bà Khanh nhấn mạnh.

Giám đốc GreenID đặc biệt nhấn mạnh, chúng ta đang đối phó khủng hoảng Covid-19 nhưng hoạt động kinh doanh sẽ trở lại nhu cầu điện sẽ gia tăng, trong khi nguồn đầu tư cho các dự án điện như điện than…rất khó. Do đó, các chính sách tới đây cần theo hướng tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo-ngành nhiều tiềm năng và lợi ích. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia, tránh “điện mặt trời mái nấm” tự phát như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện mặt trời áp mái khu công nghiệp: Đề nghị huỷ bỏ yêu cầu tháo gỡ tấm pin mặt trời tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714115205 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714115205 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10