Đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc lựa chọn tăng trưởng nóng nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay hướng tới mục tiêu bền vững...
>>Nhiều startup đình đám "chết yểu", vì sao?
Đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc lựa chọn tăng trưởng nóng nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay hướng tới mục tiêu bền vững là nội dung then chốt mà bất cứ một doanh nghiệp khởi nghiệp nào cần định hình trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của mình.
Cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt Nam đang nổi lên như mảnh đất tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải startup nào cũng thành công nếu thiếu đi sự nỗ lực để tìm kiếm và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.
Đầu tháng 9, hàng loạt startup liên quan đến công nghệ công bố gọi vốn thành công, tìm được đối tác đồng hành trên con đường dài và khẳng định vị thế ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech), Edupia ứng dụng thuộc Công ty cổ phần Giáo dục Educa Corporation thành lập năm 2018, vừa hoàn tất vòng gọi vốn series A với 14 triệu USD với Quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures. Trước đó, Redefine Capital đã đầu tư 2 triệu USD vào startup này. Khoản vốn 14 triệu USD trong vòng huy động này sẽ được startup dành đầu tư vào công nghệ, sản phẩm, tuyển dụng nhân sự chủ chốt cho mục tiêu tham gia các thị trường Đông Nam Á.
>>Nhà đầu tư căn cứ vào những điều gì để quyết định rót vốn vào các startup công nghệ?
>>Năm điều startup không nên nói với các VC khi gọi vốn
Trước đó, Tititada - ứng dụng đầu tư công nghệ ra mắt vào năm 2022 đã hoàn thành huy động 1,5 triệu USD vòng tiền hạt giống (pre-seed) từ Golden Gate Ventures (GGV). Coolmate cũng vừa nhận thêm 2,3 triệu USD cho vòng Series A từ GSR Ventures…
Các công ty khởi nghiệp trên đạt được lợi thế cạnh tranh một phần vì họ đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong điều kiện “bình thường mới”, như chăm sóc y tế và các nền tảng làm việc hoặc học tập trực tuyến, đầu tư trực tuyến.
Đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc lựa chọn tăng trưởng nóng nhanh chóng nắm bắt cơ hội hay hướng tới mục tiêu bền vững là nội dung then chốt mà bất cứ một doanh nghiệp khởi nghiệp nào cần định hình trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của mình.
Theo nhiều nhà đầu tư, các startup dễ thành công, dễ huy động được vốn nếu họ sở hữu những yếu tố như học hỏi các mô hình đầu tư của nước ngoài, biết “địa phương hóa” để phát triển dựa trên nhu cầu của người sử dụng tại thị trường trong nước.
Startup cần xác định rõ khách hàng tiềm năng của bạn bao gồm những ai? Startup cũng cần tìm hiểu họ cần gì ở sản phẩm của mình. Thu nhập của khách hàng địa phương phù hợp với sản phẩm gi. Sản phẩm và dịch vụ của startup đang phát triển như thế nào trên thị trường. Startup có bao nhiêu đối thủ mạnh cần phải vượt qua để phát triển doanh nghiệp. Đây là những câu hỏi lớn cần giải quyết trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình.
Cơ hội và thách thức của thị trường dành cho một startup là gì. Thị trường mà startup hướng đến là các khách hàng lẻ, đối tác hay các doanh nghiệp khác… Rất nhiều vấn đề liên quan đến thị trường cần nghiên cứu. Startup nên tạo các phác đồ và số liệu để thống kê và so sánh, đánh giá chi tiết.
Ngoài ra, để tăng trưởng bền vững, các startup phải có nền tảng vững chắc khi muốn mở rộng thị trường. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, cái giá phải trả cho thất bại với một startup về công nghệ tài chính không chỉ là tiền bạc, mà còn là sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Startup sẽ cần đảm bảo được tiềm lực của bản thân và thời cơ để vạch định đường lối kinh doanh cho mình. Tài năng của stratup là gì, các vấn đề về tài chính và sản phẩm/dịch vụ của startup cung cấp có phù hợp với thời điểm hiện tại?
Hãy tận dụng mọi kinh nghiệm, tri thức, nền tảng kinh tế và thời cơ. Đồng thời hãy mở rộng thêm những kiến thức về sản phẩm và dịch vụ mà bạn sẽ cung ứng trong tương lai.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hiểu thế mạnh của mình để có thể mở rộng với chi phí thấp, nhưng mang lại hiệu quả cao. Nếu không có nguồn vốn mạnh, doanh nghiệp cần dựa vào các đối tác, phát huy các lợi thế cạnh tranh để có thể tập trung vào các nhóm khách hàng mục tiêu.
Tìm hiểu những công việc mà startup phải làm, thế mạnh của startup là gì sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng doanh nghiệp. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu về điểm yếu của mình nhằm tìm thêm các cộng sự đắc lực có thể cải thiện những khuyết điểm mà startup đó đang thiếu sót.
Đại diện một số quỹ đầu tư cho rằng, khi tư duy quản trị, vận hành tốt, doanh nghiệp có thể biết được giai đoạn phù hợp để phát triển đột phá và các chỉ số cần tập trung xây dựng trong giai đoạn này. Chỉ những doanh nghiệp hiểu thị trường, hiểu lợi thế cạnh tranh mới có thể phát triển đột phá.
Có thể bạn quan tâm