Điều tiết vốn vào bất động sản (Kỳ II): 6 giải pháp khơi thông nguồn vốn

PGS.TS. Doãn Hồng Nhung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 17/05/2022 05:00

Hoàn thiện hành lang pháp lý để huy động vốn trên thị trường BĐS cần có cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cấp thiết.

>>Điều tiết vốn vào bất động sản: Tránh "siết van" đột ngột

PGS.TS. Doãn Hồng Nhung - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS. Doãn Hồng Nhung -
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Dòng vốn khó càng thêm khó

Về bản chất, trái phiếu bất động sản là trái phiếu có thể chuyển sang hình thức góp vốn. Hiện một số chủ thể đầu tư bất động sản đã sử dụng loại hình này để huy động nguồn vốn trung và dài hạn thay vì trông đợi vào vốn tín dụng ngân hàng.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đang phải chịu nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, những chính sách thanh lọc có phần mạnh tay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua thực sự là thách thức khiến con đường tìm vốn của các doanh nghiệp khó càng thêm khó.

Có thể bạn quan tâm

  • “Siết” tín dụng bất động sản: Tránh làm nghẽn dòng vốn

    “Siết” tín dụng bất động sản: Tránh làm nghẽn dòng vốn

    03:20, 16/05/2022

  • Diễn biến thị trường bất động sản ra sao sau chính sách "siết van” tín dụng?

    03:00, 16/05/2022

Chính sách kiểm soát chặt chẽ như siết vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp vào lĩnh vực bất động sản đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cũng như bản thân các doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp đã phải tìm cách huy động vốn đủ hướng để tìm vốn triển khai dự án.

Nhìn thẳng vào thực tế, thị trường trái phiếu của Việt Nam còn mới mẻ, nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều. Do đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hoàn chỉnh thể chế, chính sách.

Vấn đề quan trọng là nhìn ra được nhà đầu tư dài hạn, có năng lực và cần loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng trục lợi, giao dịch tư lợi trong chuyển nhượng cần xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm, tăng nguồn cung cho thị trường. Ngoài ra, việc siết chặt tín dụng cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải xem xét từng đối tượng.

Để khơi thông nguồn vốn cho bất động sản cần sử dụng linh hoạt hơn nữa các chính sách vĩ mô và hai công cụ quan trọng nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đầu tư vào bất động sản liên quan mật thiết đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng và quỹ đầu tư.

Khi vốn vay nhiều và đảm bảo an toàn, doanh nghiệp bất động sản có thể thực hiện các dự án lớn một cách bài bản, quy hoạch, đảm bảo nguồn cung lớn, giúp cân đối cung cầu… Nếu quản lý tốt thị trường bất động sản sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

6 giải pháp khơi thông nguồn vốn

Thứ nhất, nguồn hàng là nhà đất dự án đưa vào lưu thông là rất khó theo dõi và kiểm soát. Chính điều này (xuất phát từ cả phía doanh nghiệp và từ phía nhà đầu tư thứ cấp) đã tạo nên một thị trường rất không minh bạch, làm tăng đầu cơ.

Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cấp thiết.

Giá cả bất động sản quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức phát triển của nền kinh tế và giá trị thực bất động sản, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và làm cho việc tạo lập nhà ở của phần lớn người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn chúng ta cần điều chỉnh cơ cấu, chính sách đấu giá bất động sản.

Thứ hai, tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư. Những cơ chế chính sách quan trọng như chính sách huy động nguồn tài chính dài hạn để phát triển thị trường bất động sản, chính sách về thuế giao dịch, thuế tài sản… cần sớm được nghiên cứu ban hành nhằm tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định, khắc phục tình trạng tham gia thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai.

Thứ ba, cần cân đối lượng tiền đưa vào lưu thông. Lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì vậy, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng nóng cùng với hơn 2 năm chống chọi Covid-19, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho lớn…

Thứ tư, cần thận trọng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản quá nóng, dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn cung đất đai, đẩy giá đất và giá nhà ở ngày càng cao. Nhà nước cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất đã và đang dần được hoàn thiện, bước đầu tạo điều kiện để thị trường phát triển bền vững và lành mạnh, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cần phát triển các kênh dẫn vốn – kênh tài chính bất động sản, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường bất động sản.

Thứ năm, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đen, phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu về hoạt động đầu tư vốn, các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Thứ sáu, nghiên cứu triển khai cơ chế bảo vệ tài sản, tài chính trong đầu tư và bảo hiểm bất động sản. Thiết lập hệ thống thông tin bất động sản và hoàn chỉnh lại các tổ chức có sẵn như tổ chức môi giới bất động sản, các định chế tài chính tham gia thị trường bất động sản, các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức dịch vụ công, điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do người sử dụng đất đầu tư mang lại.

Có thể bạn quan tâm

  • “Siết” tín dụng bất động sản: Tránh làm nghẽn dòng vốn

    “Siết” tín dụng bất động sản: Tránh làm nghẽn dòng vốn

    03:20, 16/05/2022

  • Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam

    Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam

    18:03, 09/05/2022

  • Điều tiết vốn vào bất động sản: Tránh

    Điều tiết vốn vào bất động sản: Tránh "siết van" đột ngột

    05:00, 16/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều tiết vốn vào bất động sản (Kỳ II): 6 giải pháp khơi thông nguồn vốn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO