Doanh nghiệp “bị động” vì liên quan đến VAT

NGUYỄN VIỆT 08/04/2022 17:18

Nghị định 15/2022/NĐ-CP khiến cho các doanh nghiệp có liên quan đến thuế VAT 10% “bị động”.

>>Giảm thuế GTGT: Doanh nghiệp kêu trời vì chính sách áp dụng mỗi nơi một kiểu

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Hội viên tư vấn Thuế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Tư vấn tài chính và kế toán FAC chia sẻ tại Hội nghị tập huấn về Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức ngày 8/4.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Hội viên tư vấn Thuế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Hội viên tư vấn Thuế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga đánh giá, chính sách ra đời trong một thời gian rất ngắn, từ tháng 2 đến hết tháng 12/2022. Về nguyên tắc văn bản, khi ra phải có 45 ngày mới có hiệu lực. Tuy nhiên, văn bản này chỉ có 4 ngày đã có hiệu lực, 28/1/2022 ra đời và có hiệu lực từ 1/2/2022.

“Điều này cho thấy, chính sách đã có sửa đổi và thay đổi về thời hiệu, cho nên doanh nghiệp cần phải hết sức lưu ý”, bà Nga nói.

Vẫn theo bà Nga, khi chính sách này ra đời, chúng tôi đã nhiều lần góp ý, đó là làm sao ứng dụng với doanh nghiệp dễ dàng nhất. Nhưng thực tế, văn bản này đã khiến cho các doanh nghiệp có liên quan đến thuế VAT 10% “bị động”.

Từ đó, bà Nga kiến nghị, trong nghị định có 3 phụ lục mà doanh nghiệp phải quan tâm. Đó là tất cả các ngành nghề nằm trong 3 phụ lục này đều không được miễn, giảm.

Thứ nhất, hàng hóa, sản phẩm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Tức là khi phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không được miễn, giảm thuế. Ví dụ, bia, rượu, thuốc lá.

Nhưng vấn đề này lại liên quan đến doanh nghiệp du lịch, ăn uống. Vì từ trước đến nay, những doanh nghiệp phục vụ ăn uống chỉ cần xuất hóa đơn ăn uống. Còn bây giờ phải tách rời, dịch vụ ăn uống 1 hóa đơn, bia, rượu, thuốc lá 1 hóa đơn.

Thứ hai, khai thác khoáng sản.

Thứ ba, tin học, điện tử. Những doanh nghiệp sản xuất phần mền, kinh doanh máy tính sẽ không được miễn giảm thuế.

Bên cạnh 3 phụ lục, bà Nga cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần quan tâm đến một số văn bản thông báo quy định để tham khảo.

Đơn cử, thông báo 27/TB-TCT ngày 27/2/2022 về nâng cấp phần mềm lập hóa đơn đáp ứng quy định giảm mức thuế suất giá trị gia tăng tại Nghị quyết 43/2022/QH15 do Tổng cục Thuế ban hành.

Nếu doanh nghiệp đã dùng hóa đơn điện tử thì “nhà mạng” đã sửa cho doanh nghiệp lỗi 10% đều có giá trị gia tăng 8%, như không chịu thuế, thuế suất bằng 0%, thuế suất 5%, thuế suất 8%, thuế suất 10%... đây là trên hóa đơn điện tử đã có và việc này Tổng cục Thuế yêu cầu các “nhà mạng” phải xử lý.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, trong các văn bản thì còn có thêm công điện. Các doanh nghiệp đều phải thực hiện công điện này, doanh nghiệp nào làm chưa đúng vẫn còn thời gian để điều chỉnh.

>>Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện giảm thuế VAT xuống 8%

Toàn cảnh cuộc tập huấn Hội nghị tập huấn về Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn về Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, Luật số 38 cho doanh nghiệp được điều chỉnh bất kể thời gian nào nếu phát hiện ra sai sót. Nhưng nếu không điều chỉnh, khi cơ quan thuế phát hiện sai lỗi sai thì doanh nghiệp sẽ bị sử phạt rất nặng. Cho nên, doanh nghiệp cần kiểm tra lại có sai sót gì không để điều chỉnh trước khi cơ quan thuế đến kiểm tra.

Đương nhiên, trong quá trình cơ quan thuế kiểm tra, doanh nghiệp vẫn được quyền điều chỉnh, bổ sung. Nhưng chắc chắn sẽ bị xử phạt hành chính. “Nếu kịp thời điều chỉnh thì doanh nghiệp sẽ được giảm bớt lỗi phạt hành chính”, bà Nga nói.

Với Công điện 02/CĐ-TCT ngày 9/2/2022 về đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 15/2022/NĐ-CP do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế điện, theo bà Nga đây là những vấn đề rất thực tế giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro.

Vì đến thời điểm này vẫn có những mã hàng hóa khi tra theo mã HS thì được giảm thuế, nhưng hải quan kiểm tra lại không được giảm. Trong tình huống này, doanh nghiệp cần làm công văn bằng hồ sơ thực tế của doanh nghiệp để cơ quan thuế trả lời bằng văn bản.

Bà Nga không khẳng định có được giảm hay không, vì khó ở chỗ nếu sản phẩm đó nằm trong nội địa thì được giảm. Nhưng với hàng nhập khẩu chỉ cần có một số khác biệt thì lại không được giảm. Và nếu căn cứ theo hải quan thì doanh nghiệp sẽ “thiệt thòi”.

“Do đó, doanh nghiệp cần hỏi ngay cơ quan thuế, vì vẫn còn có điều kiện để được giảm hay điều chỉnh. Doanh nghiệp không nên để bị truy thu nộp phạt thì sẽ rất tốn kém. Tiền thuế có thể chỉ phải trả 10 triệu đồng, nhưng tiền phạt có thể lên đến 30 triệu đồng”, bà Nga nhấn mạnh.

Việc kiểm tra lại bằng hình thức, doanh nghiệp photo hóa đơn đầu vào, tờ khai, kê khai... sau đó gửi lên cơ quan thuế để được trả lời.

Với những sản phẩm nhập khẩu được giảm thì sản phẩm bán ra được giảm cũng không có gì đáng nói. Tuy nhiên, lại có vấn đề vướng mắc và Tổng cục Thuế cũng đã có công văn trả lời.

Cụ thể, mặt hàng sắt, thép không được giảm. Nhưng sản phẩm của sắt, thép lại được giảm. Ví dụ, doanh nghiệp mua sắt, thép thì phải chịu VAT 10%, nhưng doanh nghiệp mua về làm nhà tiền chế, hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác thì thuế suất lại được giảm còn 8%.

Vậy, việc giảm này là như thế nào? “Bản chất của việc giảm này sẽ có lợi cho người mua, còn người bán không phải “băn khoăn” gì về vấn đề này. Bởi vì giảm ở đây là VAT, nên chỉ người mua được lợi để thúc đẩy nền kinh tế phát triển”, bà Nga cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện giảm thuế VAT xuống 8%

    11:00, 19/02/2022

  • Giảm thuế VAT về 8%: Doanh nghiệp “bối rối"

    16:42, 17/02/2022

  • Người tiêu dùng hưởng lợi thế nào khi giảm thuế VAT xuống 8%?

    14:05, 09/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp “bị động” vì liên quan đến VAT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO