Doanh nghiệp chuyển động cùng hoá đơn điện tử

DIỄM NGỌC 11/12/2021 05:30

Theo các chuyên gia, việc triển khai hoá đơn điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quá trình làm việc với cơ quan thuế, đáp ứng các yêu cầu về quản lý, giám sát.

>>Hóa đơn điện tử ứng dụng công nghệ 4.0

Bước tiến mới trong triển khai hoá đơn điện tử

Từ ngày 21/11/2021, Hóa đơn điện tử chính thức được triển khai tại 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định. Mục tiêu đến ngày 1/7/2022, hóa đơn điện tử sẽ thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy trên toàn quốc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trong thời gian tới, với nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế.

Việc xóa bỏ hoàn toàn hóa đơn giấy, tiến tới áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong quản lý thuế

Việc xóa bỏ hoàn toàn hóa đơn giấy, tiến tới áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong quản lý thuế

Theo quy định, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi định dạng hóa đơn theo chuẩn định dạng của cơ quan thuế, để chuyển dữ liệu hóa đơn cho người mua và chuyển đến cơ quan thuế, thông qua đơn vị trung gian. Một số ít doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng điều kiện sẽ kết nối trực tiếp để chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. Đến nay, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận đề nghị ký hợp đồng với 18 tổ chức chuyển nhận dữ liệu hóa đơn điện tử và đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục, để người nộp thuế có thông tin lựa chọn theo yêu cầu.

Quá trình thực hiện dự kiến gồm hai giai đoạn như sau: Giai đoạn một, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/, triển khai hóa đơn điện tử tại sáu tỉnh thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định. Giai đoạn hai, từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022, triển khai hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh thành phố còn lại.

Trên cơ sở kết quả triển khai giai đoạn một, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức triển khai giai đoạn hai đảm bảo đến 1/7/20221, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của luật quản lý thuế.

Việc xóa bỏ hoàn toàn hóa đơn giấy, tiến tới áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong quản lý thuế, đem lại sự quản lý an toàn, minh bạch cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Đồng thời, đây cũng sẽ là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay đã hoàn thành hệ thống ứng dụng hóa đơn điện tử mang tính hiện đại, an toàn, bảo mật cao, có thể xử lý khoảng 6,4 tỷ hóa đơn mỗi năm. Việc triển khai ở 6 địa phương lớn sẽ là cơ sở để tiếp tục triển khai giai đoạn hai. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trong năm 2021 và 2022, góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, công tác hiện đại hóa thuế và áp dụng hóa đơn điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng. Trong thời gian vừa qua, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, đặc biệt là Tổng cục Thuế đã hết sức nỗ lực quyết tâm vào cuộc, triển khai khẩn trương quyết liệt các nhiệm vụ công việc, nhằm sớm áp dụng hóa đơn điện tử vào cuộc sống, cụ thể như:

Một là xây dựng hệ thống cơ chế chính sách pháp luật, hành lang pháp lý rõ ràng luật quản lý thuế, nghị định và các thông tư hướng dẫn.

Hai là khẩn trương quyết liệt triển khai kĩ lưỡng về vật chất, hạ tầng như đầu tư máy móc, thiết bị cung cấp đường truyền, xây dựng phần mềm ứng dụng, thành lập trung tâm điều hành tại Tổng cục thuế và 6 Cục thuế của địa phương.

Ba là thành lập ban chỉ đạo triển khai hóa đơn điện tử của ngành thuế và ban chỉ đạo tại 6 tỉnh, thành phố.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Quang Toàn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế cho biết, Tổng cục Thuế cũng đang khẩn trương thực hiện các nội dung về mặt chính sách. Các quy định pháp lý thì hiện nay đã hoàn thiện để ban hành quy trình quản lý hóa đơn điện tử.

Điều quan trọng là hoàn thiện các tiêu chuẩn kĩ thuật cho hóa đơn điện tử và tiếp theo đây, chúng tôi sẽ tổ chức, xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin cho phép kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, cũng như kết nối với các đơn vị chuyển nhận”, ông Toàn cho biết.

Về vấn đề này, bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc công ty cổ phần MISA khẳng định, với số lượng khách hàng lớn trong quá trình triển khai, sẽ không thể tránh khỏi những việc chưa đáp ứng được đầy đủ, ngay lập tức các yêu cầu. Nhưng khi giữa MISA và các cơ quan quản lý thuế phối hợp chặt chẽ với nhau, để có từng bước lộ trình, triển khai chuyển đổi cho các doanh nghiệp trên địa bàn của họ sang dùng hóa đơn điện tử, đáp ứng theo Thông tư 78 thì dần dần sẽ đáp ứng được các yêu cầu.

>>Hóa đơn điện tử: Bước chuyển quan trọng trong quản lý thuế

Doanh nghiệp được hưởng lợi

Việc triển khai hóa đơn điện tử là một bước tiến quan trọng trong chiến tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, giúp đổi mới quản lý hóa đơn theo hướng hiện đại. Với sự chuẩn bị chu đáo và đồng bộ thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, hiện nay ngành thuế đã sẵn sàng kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử, quyết tâm sẽ triển khai thành công hóa đơn điện tử theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Việc triển khai hoá đơn điện tử giúp các doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian, tốn kém chi phí trong quá trình làm việc với cơ quan thuế

Việc triển khai hoá đơn điện tử giúp các doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian, tốn kém chi phí trong quá trình làm việc với cơ quan thuế

Cũng theo bà Thúy, việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính cơ quan thuế trong vấn đề quản lý và kiểm soát việc phát hành cũng như quản lý hóa đơn của các doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian, tốn kém chi phí trong quá trình làm việc với cơ quan thuế.

Ông Nguyễn Khơ Din, Tổng giám đốc công ty nền tảng chuyển đổi số, Tập đoàn công nghệ BKAV bày tỏ: “Như mọi người biết, hóa đơn điện tử đã chính thức triển khai từ giai đoạn 2015-2016, đến nay đã khoảng năm năm nhưng vẫn tồn tại rất nhiều bất cập, cần phải được xử lý. Trong thông tư 78 của Bộ Tài chính vừa ban hành, thì tất cả các bất cập trong quá trình triển khai đã được xử lý một cách ổn thỏa, giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc sử dụng hóa đơn điện tử”.

Còn theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia Tài chính, việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, từ việc giảm thiểu chi phí về lưu kho, lưu bãi, cũng như các chi phí tích trữ hóa đơn chứng từ theo yêu cầu bảo mật, cũng như yêu cầu về quản lý, giám sát. Vì thế, nó thuận lợi cho cả người sử dụng lẫn phía cơ quan nhà nước. Tất nhiên, nó cũng làm cho hoạt động quản lý phải thay đổi theo và việc phát triển của kinh tế số sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Hóa đơn điện tử ứng dụng công nghệ 4.0

    01:30, 04/12/2021

  • Ngày đầu chính thức triển khai hoá đơn điện tử: Lộ diện nhiều bất cập

    14:55, 22/11/2021

  • Hải Phòng - Quảng Ninh: Đồng loạt kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử

    00:07, 22/11/2021

  • Chính thức kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử

    13:30, 21/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp chuyển động cùng hoá đơn điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO