Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 59 tỉnh, thành phố tăng trưởng dương và 4 tỉnh tăng trưởng âm.
>>>Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Không để nền kinh tế tăng trưởng âm
Tác động của suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, tổng cầu tại một số quốc gia suy yếu đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại một số địa phương. Trong đó có tỉnh Bắc Ninh - nơi tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chung toàn ngành công nghiệp giảm tới 19,02% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức giảm nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây. Giảm sâu nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo (giảm sâu 19,15%); trong đó 13/20 ngành cấp 2 của công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng âm như ngành in, sao chép bản ghi các loại giảm 36,28%; sản xuất trang phục giảm 34,36%; sản xuất thiết bị điện giảm 30,08%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 27,75%.
Công nghiệp sụt giảm, không ít doanh nghiệp của Bắc Ninh bị cắt giảm đơn hàng hoặc đơn hàng lẻ tẻ nên buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Trong khi đó, khu vực FDI vốn là động lực tăng trưởng đang vướng vào một số vấn đề cần tháo gỡ đã kéo giảm tăng trưởng của tỉnh. Dự báo Bắc Ninh tăng trưởng âm (-12,59%), mức thấp nhất trong 10 tỉnh thành tăng trưởng thấp cả nước.
Ở chiều ngược lại, Hậu Giang đã bứt tốc trở thành địa phương được dự báo đạt mức tăng trưởng cao nhất cả nước, ước đạt 14,21%. Trong 5 tháng đầu năm 2023, IIP của tỉnh tăng 13,92% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tăng 8,34% so với cùng kỳ.
>>>Kinh tế TP.HCM lần đầu tăng trưởng âm 6,78% sau Đổi mới
Khác với nhiều tỉnh, thành, ngoài công nghiệp Hậu Giang phát triển khá đồng đều các trụ cột quan trọng là nông nghiệp, du lịch và đô thị nên hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tăng trưởng ổn định, doanh thu thực hiện ước được 23,32 nghìn tỷ đồng, tăng 13,30%.
Hai vị trí tiếp theo trong 10 tỉnh, thành có mức tăng trưởng cao nhất là Bắc Giang (10,94%) và thành phố Hải Phòng (9,94%). Nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có mức dự báo tăng trưởng cao nhất 6 tháng đầu năm 2023 còn có: Quảng Ninh, Cà Mau, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Thuận, Khánh Hoà và Thái Bình.
Như vậy, Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất lọt top 10 địa phương có dự báo tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. 4 thành phố trực thuộc trung ương còn lại dự báo có mức tăng trưởng khá khiêm tốn, xếp hạng mức trung bình cả nước.
Cụ thể, Hà Nội được dự báo tăng 5,97%, xếp thứ hạng 30/63 tỉnh, thành; Đà Nẵng là 3,74%, xếp thứ 46/63; Cần Thơ 3,71%, xếp thứ 47/63. Thấp nhất là thành phố Hồ Chí Minh 3,55%, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Thiếu đơn hàng, doanh nghiệp xoay xở cầm cự
04:00, 21/05/2023
Thiếu đơn hàng, sản xuất công nghiệp chủ lực suy giảm
15:18, 29/03/2023
Doanh nghiệp Đà Nẵng “lao đao” vì thiếu đơn hàng
17:23, 09/03/2023
Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng
02:00, 31/12/2022
Quý 1/2023: Áp lực tăng trưởng âm nhìn từ các doanh nghiệp phân bón
05:23, 27/04/2023
Doanh nghiệp ngành bảo hiểm rơi vào tăng trưởng âm
05:20, 19/11/2022
Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, vàng bật tăng trở lại
04:30, 30/04/2022
Kinh tế Đà Nẵng thoát khỏi mức tăng trưởng âm
13:19, 29/06/2021
Tăng trưởng âm, cổ phiếu VNM bị bán mạnh
05:41, 15/05/2021
Giá trị của tăng trưởng âm
06:30, 03/07/2020
Vốn FDI tăng mạnh trong khi hầu hết các ngành chủ đạo tăng trưởng âm
11:04, 07/05/2020