Doanh nghiệp ngành bảo hiểm rơi vào tăng trưởng âm

Diendandoanhnghiep.vn Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bảo hiểm không còn bị ảnh hưởng bởi dịch, tuy nhiên ngành lại không không có sự tăng trưởng đột biến, thậm chí đi ngược.

>> Triển vọng ngành bảo hiểm năm 2022 và những xu hướng mới

Cuộc sống trở lại bình thường sau dịch nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả phí lớn dẫn tới tăng trưởng âm

Cuộc sống trở lại bình thường sau dịch nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả phí lớn dẫn tới tăng trưởng âm

Báo cáo đánh giá về ngành bảo hiểm các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng doanh phu phí bảo hiểm đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây. Tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm dự kiến năm 2022 chỉ đạt 10-14% so với năm 2021 đạt 24,98%, nguyên nhân chính đến từ: Đà tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ tiếp tục cho dấu hiệu suy giảm trong 2 năm gần đây (chỉ đạt mức 20% so với mức tăng của những năm trước hơn 30%), số lượng hợp đồng và phí bảo hiểm khai thác 5 tháng đầu 2022 ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022 (-19,9% và -4,8%).

Hiện nay các khoản chi phí tăng mạnh trở lại khi cuộc sống quay trở về bình thường mới. Năm 2021 từng là năm thuận lợi của ngành bảo hiểm với tỷ lệ bồi thường chỉ 43,8% (giảm 13,6% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua); tuy nhiên năm nay dự kiến tỷ lệ bồi thường có thể sẽ tăng trở lại về mức trung bình khoảng 53% (tăng 9,2%) trong khi cơ hội đầu tư còn ảm đạm.

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, với doanh thu phí chỉ đạt 16.169 tỷ - đây là năm đầu tiên ghi nhận tăng trưởng âm trong 10 năm qua, với mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Trong khi đó, bảo hiểm sức khỏe tuy vẫn giữ được mức tăng trưởng dương nhưng vẫn là mức rất thấp nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm qua luôn đạt trên 15%/năm. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh, dù lợi nhuận gộp đầu tư tài chính tăng. Trong đó, 6/11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lợi nhuận trước thuế “giật lùi” và 2 doanh nghiệp lỗ trong quý 3. 

Với mức lỗ trước thuế hơn 202 tỷ đồng, PTI (Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện) là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lỗ nặng nhất trong quý 3. Nguyên nhân chính là hoạt động kinh doanh bảo hiểm lỗ gộp 169 tỷ đồng cùng lợi nhuận đầu tư tài chính đi lùi. AIC (Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không) lỗ trước thuế hơn 32 tỷ đồng trong quý 3. Đây là quý lỗ nặng nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây của AIC do.Giải trình về kết quả kinh doanh ảm đạm, AIC cho biết trong quý 3 năm nay, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng mạnh do cùng kỳ.

Các doanh nghiệp có lợi nhuận giảm 2 con số phải kể đến BVH, VNR, ABI, BIC, PRE và PGI do lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm hay lợi nhuận đầu tư tài chính giảm mạnh.

Cạnh tranh trong ngành cũng là thách thức rất lớn đối với bảo hiểm

Cạnh tranh trong ngành cũng là thách thức rất lớn đối với bảo hiểm

Có thể nói, diễn biến không thuận lợi của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Chẳng hạn, BVH ghi nhận lãi từ đầu tư cổ phiếu sụt giảm tới 73%, BIC cũng ghi nhận mức giảm lên tới 68% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khoán vừa ghi nhận một quý kinh doanh ảm đạm khi lợi nhuận sau thuế đi ngang hoặc đi xuống so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí thua lỗ.

Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm là nơi siêu cạnh tranh với biên lợi nhuận cực nhỏ, tăng trưởng chậm và chi phí vận hành cao. Để tăng cường sự thích ứng và đáp ứng nhu cầu mới, các công ty bảo hiểm đã liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng, tìm cách đa dạng hoá và gia tăng kênh phân phối.

Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030, trong đó, định hướng phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô đạt khoảng 3 – 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 – 3,5% GDP.

Được biết, hiện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đang hoàn thiện để trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030. Chiến lược này sẽ xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, định hướng và các giải pháp, cũng như lộ trình phát triển thị trường bảo hiểm trong thời gian tới, hy vong ngành bảo hiểm sẽ có cửa ra trong thời gian tới…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp ngành bảo hiểm rơi vào tăng trưởng âm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713925458 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713925458 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10