Trong suy thoái kinh tế, vẫn có nhiều khách hàng mới gặp gỡ, trao đổi để tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhà cung cấp Việt Nam.
>>>Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đơn hàng tồn kho cao, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ doanh nghiệp trong nước đến doanh nghiệp FDI đều bị giảm đơn hàng ở mức 20%. Tuy nhiên, cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đối tác mới còn khá nhiều.
Trong thời gian qua, đã có không ít khách hàng mới gặp gỡ, trao đổi với nhà cung cấp Việt Nam. Vấn đề ở đây, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có đáp ứng yêu cầu của đối tác để liên kết, hợp tác được hay không?
Thực tế, doanh nghiệp nào có năng lực và hệ thống quản trị tốt theo tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh, sản phẩm đạt chất lượng sẽ có thêm đơn hàng mới ngay trong giai đoạn khó khăn này, và ngược lại.
Với những doanh nghiệp chưa tìm kiếm khách hàng mới do năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu, mấu chốt nằm ở khâu giá thành sản phẩm còn chưa đủ sức cạnh tranh. Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở một số vấn đề: doanh nghiệp trong nước chưa chủ động sản xuất được cụm linh kiện hoặc sản phẩm hoàn chỉnh mà tập trung sản xuất linh kiện rời; chi phí khấu hao lớn trong khi hệ thống quản trị sản xuất chưa được tối ưu hoá. Một vấn đề khác nằm ngoài năng lực tự thân của doanh nghiệp khiến giá thành cao hơn là chi phí không chính phức.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã từng bước giải quyết một số khâu yếu như thành lập nhóm để sản xuất các cụm linh kiện hoàn chỉnh nhưng như đã nói, nhiều phần linh kiện chúng ta vẫn phải nhập khẩu nên sự tác động để giảm giá sản phẩm chưa lớn.
Bên cạnh đó, đặc thù của ngành công nghiệp hỗ trợ là ít doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư mới do hàm lượng công nghệ cao, cần vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của các doanh nghiệp điện và điện tử có vốn đầu tư nước ngoài.
Để nắm bắt cơ hội phát triển, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm thì cần sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua một số chính sách như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để doanh nghiệp xoay xở vốn đầu tư máy móc thiết bị, vật tư, hệ thống quản trị hay tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp tham gia; cải cách thủ tục hành chính...
Có thể bạn quan tâm
Khởi động Dự án hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp ô tô
13:40, 19/07/2023
Doanh nghiệp công nghiệp giảm đơn hàng, những địa phương nào tăng trưởng âm?
03:00, 10/06/2023
Năng lượng tái tạo - xu hướng và động lực cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển
14:40, 08/06/2023
Đứng cuối “đồ thị nụ cười”, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần thêm lực đẩy
04:30, 05/04/2023
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quyết tâm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa
13:36, 13/10/2022
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ký kết hợp tác đầu tư
00:00, 17/09/2022
Gắn kết phát triển giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản
03:00, 16/07/2022
Doanh nghiệp công nghiệp chủ lực linh hoạt thích ứng COVID - 19
11:00, 05/11/2021
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ "kêu cứu"
20:00, 22/05/2021
Giải pháp giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu
15:09, 25/11/2020
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thoát “vòng vây” COVID-19
00:33, 19/04/2020