Phát triển bền vững, kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm sẽ là hệ giá trị định hình đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
>>Doanh nghiệp dệt may tìm động lực cho 3 tháng cuối năm
Đó là chia sẻ của ông Thân Đức Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Tổng giám đốcTổng công ty May 10 khi trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp.
- Thủ tướng Chính phủ Quyết định ngày 13/10 là ngày tôn vinh doanh nhân Việt Nam, tôn vinh đi kèm với trách nhiệm, vậy quan điểm của ông về trách nhiệm của doanh nhân đối với đất nước như thế nào?
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề đạo đức của các ngành nghề khác nhau, trong đó có vai trò hoạt động của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, cùng nhiều chính sách hỗ trợ, tạo động lực đã được ban hành và thực thi, đến nay đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện.Phát triển bền vững, kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm sẽ là hệ giá trị định hình đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Có thể trong lĩnh vực quản trị tài chính, nhân sự, công nghệ hay tiếp thị… thì doanh nhân của chúng ta cần rất nhiều thời gian để rút ngắn khoảng cách so với các nền kinh tế hàng đầu của thế giới, nhưng trong định hướng phát triển một nền kinh tế nhân văn, sáng tạo thì doanh nghiệp Việt Nam có điểm trội để vượt lên. Đó là tố chất của con người và xã hội Việt Nam, là thương hiệu nội sinh, là năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
- Trải qua 2 năm dịch bệnh và những biến động khó lường của nền kinh tế, đâu là những điều ông cho là “được” và “mất” trong giai đoạn này?
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, hơn hai năm qua trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp đã luôn cố gắng, dũng cảm, kiên cường trụ vững để đóng góp vào tăng trưởng, lo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách.
Có lẽ 2 năm đại dịch Covid-19 là một sự kiện đáng “quên” nhất, nhưng đó cũng là phép thử đối với sức bền của doanh nghiệp. Giống như hầu hết những doanh nghiệp khác, May 10 đã phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn. Tuy nhiên, với định hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp đã tự tạo ra "kháng thể", để vừa duy trì hoạt động ổn định, vừa tham gia hỗ trợ tích cực cho công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.
- Kinh tế thế giới vẫn đang là những mảng màu sáng tối đan xen, điều đó tác động gì đến các doanh nghiệp dệt may, thưa ông?
Qua 9 tháng đầu năm 2023, khó khăn chồng chất ập đến các doanh nghiệp may mặc. Thậm chí, nhiều đơn vị thống kê thị trường nhận định, những tháng cuối năm bức tranh ngành dệt may vẫn chưa thể “nhuộm màu sáng”.
Tôi cho rằng, các tháng còn lại của năm 2023, thị trường dệt may mặc dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn sẽ gặp khó khăn với sự thiếu hụt về đơn hàng và chi phí đầu vào tăng, các thị trường xuất khẩu chính vẫn chưa phục hồi, trong khi đó cạnh tranh gay gắt vẫn diễn ra ở thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, do nền kinh tế toàn cầu suy thoái, áp lực lạm phát và mức tồn kho cao trong nửa đầu năm 2022, các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn khác đã ghi nhận mức xuất khẩu giảm hơn 17% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023. Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA, tuy nhiên với quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt đối với vải trở đi (các sản phẩm may mặc xuất khẩu phải được sản xuất từ vải sản xuất tại Việt Nam) vẫn còn là một trở ngại cho ngành do một phần không nhỏ vải được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước.
Biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất của các doanhnghiệp dệt may sẽ tiếp tục được thu hẹp mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đang dần cải thiện; biên lợi nhuận gộp sẽ khó quay trở lại mức đỉnh trong năm 2019. Đặc biệt, xuhướng đơn đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn (thời gian giao hàng trước đây lên tới 2 tháng và bây giờ có thể rút ngắn xuống còn 3-4 tuần) sẽ kéo dài đến năm 2024.
- Vậy ông và May 10 đã cùng nhau vượt bão suy thoái ra sao? Xin ông cùng chia sẻ bài học kinh nghiệm và những điều ông tâm đắc?
Thời gian vừa qua, bản thân tôi và tập thể hàng vạn thànhviên May 10 đã thực sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện, từ tốc độ ra quyết định, tốc độ làm việc đến thay đổi tư duy, thói quen… để thích nghi.
Một trong những điều tôi tâm đắc nhất đó là cơ duyên được làm việc và gắn bó với May 10, nơi đã mang lại cho không chỉ cá nhân tôi mà hàng vạn con người nơi đây có cơ hội phát triển và trưởng thành. Một môi trường nhân văn sâu sắc và cũng là một môi trường có tính kỷ luật cao. Nơi mà " Người May10" Chúng tôi gọi là “Làng May 10” vì ở đó chúng tôi coi nhau như người một nhà.
Trân trọng cảm ơn ông!.
Có thể bạn quan tâm