Doanh nghiệp Hàn Quốc nản lòng tại nơi “công xưởng của thế giới”

Diendandoanhnghiep.vn Chi phí sản xuất ngày càng lớn, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và chính sách zero-COVID của Trung Quốc đang khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc nản lòng tại nơi “công xưởng của thế giới”.

>>>Hải Phòng: Cơ hội nào cho các nhà đầu tư Hàn Quốc?

Làn sóng dời Trung Quốc?

Trước đây, với nguồn nhân lực dồi dào và rẻ, Trung Quốc từ lâu đã đóng vai trò là công xưởng của thế giới, khi đưa ra sản lượng thấp hơn chi phí để thu hút các thương hiệu toàn cầu và giữ chân các nhà sản xuất đa quốc gia trong nhiều thập kỷ.

Một nhà máy của Samsung đã đóng cửa tại Trung Quốc.

Một nhà máy của Samsung đã đóng cửa tại Trung Quốc.

Nhưng gần đây, cùng với sự gia tăng dần dần của các khoản chi phí, chẳng hạn như chi phí lao động, đã làm suy yếu vai trò là nguồn sản xuất đầu tiên của các công ty toàn cầu. Các công ty đa quốc gia đang ngày càng bị áp lực để chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục tới các điểm đến khác với chi phí ít hơn.

Trên thực tế, xu hướng di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ nhiều năm trước và càng được thúc đẩy bởi mong muốn tránh thuế quan xuất phát từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung.

Giờ đây, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã thúc đẩy Mỹ thành lập một liên minh kinh tế khu vực “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF)”. Sáng kiến này được coi là một phương tiện để xây dựng chuỗi cung ứng - với các mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn và pin xe điện - không bao gồm Trung Quốc. Và Mỹ đã tìm kiếm tư cách thành viên của các nền kinh tế phát triển chủ chốt trong khu vực như Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, các công ty Hàn Quốc cần tìm kiếm một phản ứng chiến lược, chẳng hạn như di dời các cơ sở sản xuất, vì việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu không phải là một hiện tượng nhất thời mà là một sự thay đổi diễn ra trong trung và dài hạn, cùng với thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, xung đột Mỹ-Trung và việc tăng cường chuỗi cung ứng của từng quốc gia.

Thêm vào đó, chính sách zero-Covid của Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên hoạt động kinh doanh ở nước này. Cuộc phong tỏa mới nhất tại Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc bắt đầu vào cuối tháng 3, đã khiến các doanh nghiệp đặt câu hỏi về sự ổn định của môi trường kinh doanh nước này.

Chưa hết, các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Hàn Quốc cũng lo ngại vì trước đây đã có những trường hợp bị Bắc Kinh trả đũa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Đơn cử như một loạt biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện vào năm 2017 sau quyết định của Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được gọi là THAAD.

Một quan chức của một nhóm kinh doanh có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Có vẻ như triển vọng đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Trung Quốc là không sáng sủa, do tình hình COVID-19 kéo dài, các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu và tình hình Nga-Ukraine”.

>>>Có đáng ngại khi Samsung chuyển một phần dây chuyền sản xuất smartphone khỏi Việt Nam?

>>>Thêm tỷ đô cho tham vọng của Samsung tại Việt Nam

Và cơ hội cho Việt Nam?

Trên thực tế, Hàn Quốc hiện tại đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ KH-ĐT, các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hiện đang đầu tư lên đến hơn 9.000 dự án còn hiệu lực, cùng với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 78,6 tỷ USD (chiếm 18,5%).

Nhà máy LG tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).

Nhà máy LG tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).

Quan trọng hơn, đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghệ cao, logistic, xây dựng... trong khi về thương mại, Hàn Quốc lại đang là đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021, với tổng giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều năm đạt 78,1 tỷ USD.

Trong số các nhà đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc tại Việt Nam, không thể không nhắc đến các “ông lớn” như Samsung hay là LG, những người từ lâu đã di dời các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng lên 19,2 tỷ USD, và giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Trong khi, các dự án của tập đoàn LG có tổng vốn đầu tư 7,24 tỷ USD, cùng với một mạng lưới dự án vệ tinh, sản xuất phụ trợ của LG với hơn 50 doanh nghiệp với vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. 

Nhận định về các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam trong những năm qua, ông Vũ Văn Chung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư ngoài nước (Bộ KH-ĐT), cho rằng, các dự án mà nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đều triển khai rất nhanh, và đều là các doanh nghiệp lớn.

"Các dự án của Hàn Quốc thường có quy mô lớn, tác động lớn tới kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng từng bước xây dựng các chuỗi cung ứng chiến lược tại Việt Nam. Các dự án quy mô lớn gần đây mà Samsung, LG, Posco, Hyundai, Lotte… đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ USD”, ông Chung cho biết.

Mới đây nhất, ông Min Moon Ki, tùy viên thương mại, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, năm 2022, Chính phủ 2 nước sẽ nâng khung khổ hợp tác lên tầm toàn diện và các địa phương sẽ có thêm cơ hội đón các dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Hàn Quốc nản lòng tại nơi “công xưởng của thế giới” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714080449 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714080449 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10