Doanh nghiệp không có đại diện NLĐ tại cơ sở, thì không phải thực hiện thủ tục xin ý kiến nội dung NQLĐ chỉ cần tổ chức đối thoại? Hồ sơ đăng ký NQLĐ phải có biên bản đối thoại tại nơi làm việc không?
>>Có quy định tỷ lệ % số người tham gia đối thoại đồng ý thông qua NQLĐ không?
Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.
Nội quy lao động (NQLĐ) là văn bản do người sử dụng lao động (NSDLĐ) ban hành. NQLĐ bao gồm những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ. Người lao động (NLĐ ) có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ các quy định tại NQLĐ khi tham gia QHLĐ. Vì vậy, quá trình ban hành nội quy có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo quy định của BLLĐ 2019 trước khi ban hành NQLĐ hoặc sửa đổi, bổ sung NQLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (Khoản 3 Điều 118 BLLĐ 2019) và NSDLĐ sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải đăng ký NQLĐ tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi NSDLĐ đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 119 BLLĐ 2019). Đồng thời khi ban hành và sửa đổi nội dung của NQLĐ NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (điểm c Khoản 2 Điều 63 BLLĐ 2019).
Theo Điều 120 BLLĐ 2019 quy định: Hồ sơ đăng ký NQLĐ
1.Văn bản đề nghị đăng ký NQLĐ;
2.NQLĐ;
3.Văn bản góp ý của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;
4.Các văn bản của NSDLĐ có quy định liên quan đến KLLĐ và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Theo quy định trên thì NSDLĐ chỉ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở về nội dung của NQLĐ đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Trường hợp doanh nghiệp không có bất kỳ một tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thì không phải thực hiện quy định này. Tuy nhiên, để ban hành hoặc sửa đổi nội dung NQLĐ trong tình huống này NSDLĐ vẫn phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Đại diện tham gia đối thoại bên phía NLĐ trong trường hợp này là thành viên của nhóm đại diện đối thoại của NLĐ do NLĐ không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở lựa chọn theo Khoản 1 Điều 37 NĐ145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Quy trình đối thoại về nội dung của NQLĐ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 NĐ145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. NSDLĐ tham khảo quy trình đối thoại khi có vụ việc tại Hình 3 sổ tay này.
Hình 3. Quy trình đối thoại khi có vụ việc
(theo Khoản 1 Điều 41 NĐ145/2020/NĐ-CP)
Theo quy định tại Điều 120 thì Biên bản đối thoại tại nơi làm việc khi ban hành nội quy hoặc sửa đổi nội dung nội quy không thuộc hồ sơ đăng ký NQLĐ theo quy định tại Điều 120 BLLĐ 2019. NSDLĐ cần lưu giữ tại doanh nghiệp biên bản đối thoại cũng như kết quả công khai những nội dung chính của đối thoại về NQLĐ để xuất trình khi cơ quan nhà nước yêu cầu trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm