Doanh nghiệp kiến nghị gì về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến sẽ lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để có cơ sở xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư.

>>> Chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu và hàm ý đối với Việt Nam

Theo đại diện nhóm Công tác thuế và hải quan của VBF, năm 2021, 136 nước thành viên của Diễn đàn hợp tác chung của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có Việt Nam đã thông qua Tuyên bố chung về việc thực hiện chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) 2.0. Trụ cột 2 của chính sách thuế mới này đã đưa ra giải pháp về thuế tối thiểu toàn cầu nhằm đảm bảo lợi nhuận của các công ty đa quốc gia phải nộp ở mức thuế suất tối thiểu 15% trong trường hợp các khoản lợi nhuận đó đang được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn hoặc không chịu thuế.

Ông Takahisa Onose - Nhóm Công tác thuế và hải quan kiến nghị hai nội dung liên quan đến chính sách thuế tối thiểu toàn cầu

Ông Takahisa Onose - nhóm Công tác thuế và hải quan kiến nghị hai nội dung liên quan đến chính sách thuế tối thiểu toàn cầu

Dự kiến, chính sách này được áp dụng vào năm 2024, các công ty đa quốc gia đã và đang đầu tư vào Việt Nam có thể phải nộp thuế bổ sung tại các nước khác liên quan đến hoạt động của các công ty con tại Việt Nam. Khi đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam sẽ không còn ý nghĩa.

Để đối phó với các bất lợi của việc áp dụng Trụ cột 2, tiếp tục thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, các dự án công nghệ cao lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư của mình theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 50- NQ/TW, đại diện nhóm Công tác thuế và hải quan đã gửi hai khuyến nghị liên quan trực tiếp đến chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Đó là cần xem xét các giải pháp để thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam; có các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.  

Trao đổi với DĐDN tại phiên kỹ thuật của VBF 2023, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KorCham)  đánh giá Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, chế độ ưu đãi hấp dẫn với các nhà đầu tư. Về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, ông Hong Sun nhận định sẽ ảnh hưởng đến các tập đoàn lớn có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên. Vì vậy, KorCham sẽ nghiên cứu và cân nhắc rất kỹ bởi vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, KorCham sẽ có kiến nghị cụ thể với Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. 

Về vấn đề này, đại diện của Bộ Tài chính cũng cho biết, ngày 17/3, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu của OECD. Báo cáo này bao gồm đánh giá tác động và các đề xuất của Bộ Tài chính liên quan đến chính sách thuế tối thiểu toàn cầu  tại Việt Nam.

Việc thực thi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cơ hội rất lớn cho Việt Nam

Việc thực thi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cơ hội rất lớn cho Việt Nam

Còn theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, Việt Nam đã ủng hộ và tham gia một cách thiết thực vào việc xây dựng chính sách này và sẽ tiếp tục tham gia việc thực thi. Tuy nhiên, Luật Đầu tư cũng có nội dung về đảm bảo đầu tư. Vì vậy, trong đầu tuần tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến sẽ lắng nghe thêm các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để có bức tranh toàn diện và có cơ sở để xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư.

Theo Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu do OECD khởi xướng, các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ chịu mức thuế suất tối thiểu 15%. Nhiều nước OECD tuyên bố sẽ thực hiện quy tắc thuế mới này từ đầu năm 2024.

Trước đó, đánh giá về cơ hội thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, GS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết: đây cũng là một cơ hội lớn giúp Việt Nam xử lý được một trong những điểm yếu là vấn đề chuyển giá trốn thuế. 

Hơn nữa, nếu có một cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu tốt nhất trên cơ sở học hỏi từ các nước, cộng với những lợi thế mà hiện nay các nhà đầu tư cho rằng chỉ Việt Nam mới có như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tốt, thị trường 100 triệu dân với 25-30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, đó lại là một cơ hội lớn. Việt Nam có một thị trường thế giới rất tốt nhờ 15 FTA  đã ký và những hiệp định đang chuẩn bị thương lượng. Tất cả các yếu tố thuộc về lợi thế của Việt Nam sẽ được nhân lên.

GS.TSKH Nguyễn Mại cũng tin tưởng sẽ có làn sóng FDI mới vào Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam thực hiện  thuế tối thiểu toàn cầu vì nhiều dự án năng lượng tái tạo, dự án tăng trưởng xanh, các dự án công nghệ tương lai như AI, Big data đang trong quá trình đàm phán.  

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp kiến nghị gì về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711672831 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711672831 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10