Doanh nghiệp mắc kẹt vì lương tối thiểu

Diendandoanhnghiep.vn Lương tối thiểu được coi là “tấm lưới” đỡ cho lao động yếu thế, nhưng tính cào bằng và vấn đề lương thâm niên đang khiến doanh nghiệp mắc kẹt vì “tấm lưới” này.

Trải qua hơn 4 giờ bàn luận căng thẳng, phiên đầu tiên của mùa đàm phán lương tối thiểu 2019 đã hé lộ mức chênh lệch 8% trong đề xuất của các bên.

p/Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2011 đến năm 2018 tăng hơn 194%, trong đó mức tăng từ năm 2011-2014 đã là 100%.

Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2011 đến năm 2018 tăng hơn 194%, trong đó mức tăng từ năm 2011-2014 đã là 100%.

Năng suất lao động chưa đuổi kịp chi phí lao động

Trong khi đại diện của doanh nghiệp, giới sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị không điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2019 thì đại diện người lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra mức tăng 8%. Trên thực tế, biên độ chênh lệch mức quá lớn này đã được dự báo trước, bởi sự khác biệt về cách tiếp cận giữa các bên.

Cụ thể, trong khi Tổng LĐLĐ nhấn mạnh yếu tố đảm bảo mức sống cho người lao động, thì VCCI đánh giá những năm qua mức lương tối thiểu vùng đã tăng nhanh so với chỉ số CPI và năng lực chi trả của doanh nghiệp. Trong khi GDP bình quân đầu người năm 2017 tăng 2,04 lần so với năm 2010 thì mức lương tối thiểu đã tăng đến 3,02 lần.

Điều đáng nói, trong khi năng suất lao động của Việt Nam “đội sổ” trong khu vực, thậm chí thua cả Lào, thì tốc độ tăng năng suất cũng khiêm tốn mức 4,7% giai đoạn 2011-2017. Cùng với đó, hiệu quả sử dụng lao động trong giai đoạn 2007-2016 đã không những không được cải thiện mà còn giảm đi, từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 14,3 lần năm 2016.

Trong khi đó, lương tối thiểu vùng tăng bình quân nhiều lần trong giai đoạn 2008 – 2018.

Cụ thể, đối với các doanh nghiệp trong nước là 20,4%, đối với các doanh nghiệp FDI là 14,4%. “Như vậy, hiệu suất sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp theo quy mô đều có xu hướng giảm đi. Điều này cho thấy bài toán giữa chi phí lao động và năng suất lao động ở Việt Nam đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp vì việc nâng cao năng suất lao động chưa đuổi kịp việc tăng chi phí lao động”, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhận định.

“Do đó, VCCI kiến nghị không điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Theo đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, có chính sách đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch VCCI kiến nghị.

“Xói mòn” sức cạnh tranh

Cùng quan điểm với VCCI, đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tháng 5/2018 cũng cho thấy, mức tăng lương tối thiểu quá nhanh tạo ra những quan ngại về sự “xói mòn” trong khả năng cạnh tranh của ngành xuất khẩu Việt Nam. Nhất là giữa người sử dụng lao động có mức lương thấp và ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, da giày và các ngành khác.

Trao đổi với DĐDN ngay sau phiên họp đầu tiên, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Phạm Minh Huân nhận định, đề xuất mức tăng 8% là cao. Nếu tăng chỉ nên ở mức dưới 5%.

Theo lý giải của ông Huân, lương tối thiểu đang được dùng là mức lương bậc 1. Như vậy khi lương tối thiểu tăng cả bảng lương hàng chục bậc của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tăng theo. Trong khi đó đa số doanh nghiệp áp dụng lương thâm niên, thậm chí doanh nghiệp thâm dụng nhiều lao động, bảng lương có đến 20 bậc.

Đặc biệt, lương tối thiểu không phải điều duy nhất doanh nghiệp “sợ”. Mà BHXH và các khoản phí khác tăng theo khi mặt bằng lương tối thiểu vùng tăng cũng là nỗi ám ảnh lớn của doanh nghiệp.

Như vậy, những tranh cãi về mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2019 được dự đoán sẽ tiếp diễn trước khi đưa ra mức đề xuất cụ thể dung hòa các bên được xác lập. Gần đây nhất, năm 2017, cũng phải trải qua 3 lần thương lượng căng thẳng, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 mới được chốt ở mức 6,5%.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia: Lương tối thiểu đang đi ngược xu hướng các nước

Về nguyên lý, tốc độ tăng lương tối thiểu nên thấp hơn và chỉ bằng 70% mức tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện tốc độ tăng lương tối thiểu đang cao hơn tăng năng suất lao động. Cụ thể, tỷ lệ tăng lương tối thiểu/năng suất lao động tăng nhanh, tăng từ 25% đến 50%.

Xu hướng này không giống với các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Như vậy về mặt lý thuyết, tốc độ tăng lương tối thiểu cần có những điều chỉnh, điều tiết cho phù hợp hơn.

Ông Vũ Minh Sơn – Giám đốc nhà máy sứ cao cấp Ceravi Thái Bình: Nên tạm dừng tăng lương tối thiểu vùng

Việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm vẫn diễn ra, doanh nghiệp đã quen với việc này. Tuy vậy, một số doanh nghiệp dùng nhiều lao động như nhà máy sứ cao cấp Ceravi Thái Bình với hơn 300 công nhân, việc tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm.

Theo tôi, nếu được, vẫn nên tạm dừng việc tăng lương tối thiểu vùng trong 1-2 năm để doanh nghiệp lấy sức, nghiên cứu để tự động hóa và cơ khí hóa các khâu sản xuất, nhằm giảm chi phí nhân công, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp mắc kẹt vì lương tối thiểu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10