Phân tích - Bình luận

Doanh nghiệp Mỹ đã "hết thời" ở Trung Quốc?

Trương Khắc Trà 08/08/2024 04:00

Báo cáo doanh số mới nhất của các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho thấy đa số doanh nghiệp đều suy giảm lợi nhuận, từ thời trang, đồ uống đến ô tô, công nghệ...

5513265787_c10c8c43e1_b.0.0.jpg
7.306 cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc đã chứng kiến ​​doanh thu giảm tới 14%.

Báo cáo thu nhập mới nhất của nhiều công ty Mỹ mang một điểm chung: lợi nhuận tại thị trường Trung Quốc suy giảm, từ thời trang, thực phẩm đồ ăn nhanh, dược - mỹ phẩm, nghỉ dưỡng đến công nghệ, ô tô, như: McDonald’s, Starbucks, Cosco, Apple, Johnson & Johnson, Marriot, Coca-cola, Tesla, Burberry.

Nền kinh tế Trung Quốc - nơi có dân số gấp hơn bốn lần Mỹ - đã thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong nhiều thập kỷ nhờ thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại và cạnh tranh gay gắt trong nước, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ, đang đe dọa lợi nhuận doanh nghiệp.

Doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc đã giảm 6,5% so với cùng kỳ trong quý 2. Johnson & Johnson cũng không đạt được kế hoạch lợi nhuận đã đề ra. Trong khi đó 7.306 cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc đã chứng kiến ​​doanh thu giảm tới 14%.

Nhà điều hành khách sạn Marriott International đã giảm khoảng 4% doanh thu trong quý 2, một phần bị ảnh hưởng bởi người Trung Quốc chọn đi du lịch nước ngoài.

General Mills - Giám đốc tài chính Kofi Bruce nói: “thị trường đã chứng kiến ​​sự suy thoái hoặc suy thoái thực sự trong tâm lý người tiêu dùng”. Các thương hiệu của Kofi Bruce, bao gồm kem Haagen-Dazs và bánh bao cao cấp Wanchai Ferry đã giảm doanh thu đến 2 con số.

Các doanh nghiệp Mỹ không còn hy vọng thị trường lớn nhất thế giới sẽ quay lại mức tăng trưởng 2 con số như trước đại dịch. Theo thời gian, Trung Quốc chỉ cải thiện mức tăng trưởng ở mức trung bình một con số, tương tự như ở các thị trường phát triển.

James Quincey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Coca-Cola cho biết: “Có một sự suy yếu chung về vĩ mô khi nền kinh tế tổng thể đang giải quyết một số vấn đề cơ cấu xung quanh bất động sản, giá cả”.

Tình hình khó khăn không loại trừ một ai, ngay cả doanh nghiệp tại đại lục, doanh số bán lẻ tháng 6 trên toàn quốc chỉ tăng 2% so với một năm trước. Đơn cử, thương hiệu nội Luckin Coffee, có giá bán chỉ bằng một nửa so với Starbucks, báo cáo doanh số bán hàng giảm 20,9% trong quý.

1x-1.jpg
Xu hướng tiêu dùng tại Trung Quốc đẫ thay đổi

Xu hướng tiêu dùng tại Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Nếu trong thời kỳ thịnh vương suốt 20 năm, người dân nước này coi việc mua sắm hàng hóa cao cấp là nhu cầu tất yếu, thì hiện nay tiết kiệm đặt lên hàng đầu.

Phần lớn cư dân tại các thành phố lớn Trung Quốc có nguồn gốc từ nông thôn, họ mới phất lên nhờ kinh tế nhảy vọt; nhưng một khi khó khăn, bản tính tiết kiệm trỗi dậy. Chẳng hạn, họ không bỏ thói quen uống cà phê, thay vì chọn Starbucks, Lukin đã chuyển sang phân khúc cấp thấp hơn như Cotti Coffee hoặc Peet's.

Báo cáo cho thấy, lợi nhuận tăng lên nửa đầu năm nay của hai công ty cà phê trong nước tương đương với những gì các doanh nghiệp cùng ngành đến từ Mỹ mất đi - ở mức 2 con số.

Thực tế trên còn có nguyên nhân từ việc định hướng lại quỹ đạo nền kinh tế của giới lãnh đạo nước này. Điều này một mặt thúc đẩy “vòng tuần hoàn bên trong”, dựa vào nhu cầu nội địa; mặt khác nhấn mạnh “tinh thần dân tộc” trong hành vi tiêu dùng.

Chính phủ và người tiêu dùng Trung Quốc hiện có xu hướng ủng hộ các sản phẩm sản xuất trong nước hơn là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Mỹ đã "hết thời" ở Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO