Doanh nghiệp nản lòng làm nhà ở xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Xây dựng cho biết khi tiến hành thống kê quỹ đất, vẫn có đất cho nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp đề xuất không làm dự án, nhiều chủ đầu tư thậm chí không muốn xây dựng.

>> Mạnh tay thu hồi quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Nhiều doanh nghiệp cho rằng dù muốn thực hiện triển khai các dự án nhà xã hội ở địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… nhưng để tiếp cận thủ tục thì không đơn giản.  

Có quỹ đất nhưng doanh nghiệp vẫn không mặn mà với nhà ở xã hội vì vướng thủ tục 

Doanh nghiệp nản lòng 

Ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành cho biết, doanh nghiệp làm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội chỉ cần Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý là mỗi năm có thể ra khoảng 1.000 căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa làm nhà ở giá rẻ, nhà ở giá thấp là cống hiến cho Nhà nước nhưng thủ tục còn lâu hơn nhà ở thương mại. Hiện nay, làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội không có một quy trình riêng, quy chuẩn riêng. Doanh nghiệp còn bị làm khó đủ đường, kiểm tra kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn so với nhà ở thương mại.

“Thông thường làm nhà ở thương mại thì thủ tục pháp lý 3 năm, thêm 2 năm xây dựng là 5 năm hoàn thành xong dự án. Trong khi đó, làm nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp 5 năm chưa xong thủ tục, còn bị làm khó thì doanh nghiệp không muốn làm”, ông Nghĩa cho hay.

Vị giám đốc Công ty Lê Thành lấy ví dụ tại dự án của đơn vị, khi mà dự án đã xây dựng xong, cho dân vào ở nhưng không được cho vay ưu đãi. Thậm chí, doanh nghiệp còn chưa được ban hành quyết định miễn tiền sử dụng đất dù đã gửi công văn rất nhiều lần.

“Sau khi làm khoảng 7.000 căn hộ cho người thu nhập thấp thì doanh nghiệp bắt đầu nản lòng vì thủ tục pháp lý phức tạp dù rất muốn làm thêm thật nhiều căn hộ để giải quyết bài toán nhà ở cho công nhân. Bởi trên thực tế, nhu cầu phân khúc này là vô cùng lớn”, ông Nghĩa bày tỏ.

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Tập đoàn Nam Long cho biết vấn đề thủ tục hành chính thời gian qua vẫn đang là rào cản với nhiều dự án nhà ở xã hội. Đơn cử như tại TP HCM, 2 dự án nhà ở xã hội là Lê Thành An Lạc và Lê Thành Tân Kiên đã vướng mắc mấy năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trong đó, với dự án Lê Thành An Lạc, chủ đầu tư vướng phải hàng loạt khó khăn, vướng mắc về quyết định miễn tiền sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra, dự án còn vướng về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vay vốn ưu đãi; thế chấp dự án để vay vốn ngân hàng; chính sách thuế. Từ đó, doanh nghiệp không thể được cấp sổ hồng cho dự án để cầm cố vay ngân hàng ưu đãi theo quy định làm nhà ở xã hội, với lãi suất 4,8%/năm.

Trong khi đó với dự án Lê Thành Tân Kiên, theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2016-2020, khu đất này ưu tiên để phát triển nhà ở xã hội, nhưng Công ty Lê Thành đã nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư từ tháng 3/2019 đến nay đã 2 năm nhưng vẫn chưa có “Quyết định chủ trương đầu tư” do vướng các khâu về chỉ tiêu quy hoạch và ranh đất thực hiện dự án.

Các nghiên cứu dự báo Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 sẽ cần ít nhất 35 triệu m2 sàn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và 22 triệu m2 sàn nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp. Song thực tế doanh nghiệp không mặn mà với loại hình này ngoài lý do lợi nhuận thấp còn đến từ thủ tục hành chính kéo dài quá lâu.

Cần cuộc cách mạng cải cách thủ tục hành chính

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần rà soát lại các quy định pháp luật khi thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội dành cho nhà đầu tư.

Phát triển nhà ở xã hội cần cơ chế mới, thủ tục đơn giản hơn.

Đối với các thủ tục hành chính cần rút gọn, thời gian phê duyệt dự án cần bảo đảm nhưng phải đúng quy trình, tránh lợi ích nhóm. Đối với ưu đãi ban đầu, thành phố cần hỗ trợ giá đất cho nhà đầu tư, cùng hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế phí tổn xây dựng.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội đề xuất Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Và nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, cũng cần có những tiêu chí, yêu cầu doanh nghiệp cam kết về chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết có thể cải tiến thủ tục, có thủ tục thực hiện song song hay giản lược, nhưng ông quan ngại hậu quả có thể phát sinh, thà làm chắc trước còn hơn hậu quả về sau. 

"Khuyến nghị các địa phương cần phải quyết liệt hơn trong thực hiện, làm rõ các bước thủ tục, xác định chịu trách nhiệm ở từng bộ phận”, ông Khởi chia sẻ quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nản lòng làm nhà ở xã hội tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725985 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725985 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10