Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19 (Kỳ IV): Đòn bẩy nào giúp “hồi sinh” doanh nghiệp?

Ngọc Thái 06/04/2020 01:19

Khó cầm cự lâu dài khi dịch bệnh COVID -19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, dấu hiệu phá sản đang hiện hữu khi doanh nghiệp không thể “hồi sinh” ngay trong giai đoạn hiện nay vì nhiều nguyên nhân...

Đây là thực trạng mà cộng đồng doanh nghiệp địa phương đang gặp phải khi “điểm tựa” và “đòn bẩy” thúc đẩy nền kinh tế - xã hội đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Khó cầm cự để hoạt động

Theo quy luật, khi đại dịch bùng phát sẽ khiến cho cả thế giới quay cuồng trong tang thương, chết chóc và tìm mọi cách để phòng chống, vượt qua khó khăn, mất mát này.

COVID -19 đang hoành hành từ đầu năm 2020 đến nay không chỉ cướp đi sinh mạng hàng triệu người mà còn khiến cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, tác động đến từng doanh nghiệp và người dân.

Từ ngành nghề kinh doanh vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất…đều bị đại dịch COVID -19 làm tê liệt, thậm chí là co cụm hoàn toàn trong thời gian qua. Xuất không được, tiêu thụ không xong là thảm cảnh mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, đối mặt với nhiều rủi ro hiện hữu.

Theo thống kê của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam mới đây cho thấy, số doanh nghiệp có thể cầm cự trước dịch COVID -19 chỉ chiếm con số 38%, doanh nghiệp cầm cự trong 3 tháng là 35%. Đáng lưu ý, con số doanh nghiệp cầm cự trên dưới 1 năm chỉ chiếm con số từ 13-14% hiện nay.

Số liệu này cho thấy, nếu chúng ta không có giải pháp mang tính đòn bẩy để “hồi sinh” doanh nghiệp trong bối cảnh bây giờ thì khó có thể có được nền kinh tế trở lại trạng thái ban đầu chứ chưa nói tới phát triển sau dịch COVID -19.

Trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Nghệ An kiến nghị địa phương chưa nên áp dụng tăng bảng giá đất trong bối cảnh hiện nay

Trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Nghệ An kiến nghị địa phương chưa nên áp dụng tăng bảng giá đất trong bối cảnh hiện nay

Đặc biệt, những doanh nghiệp trẻ, có thể tạm coi như là những Startup khởi nghiệp sau một thời gian ngắn mới có thế đứng trên thương trường thì nay phải gặp cảnh xiêu vẹo, yếu ớt. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chẳng thể bứt ra được khỏi nghịch cảnh này.

Và, vấn đề vốn vay ngân hàng đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động của COVID -19 cũng phải được các cấp, ngành khẩn trương xem xét, lập danh sách để có kế hoạch giảm lãi vay xuống thấp tới mức có thể, thậm chí bằng 0 là điều cần làm lúc này.

Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị lên UBND tỉnh về vấn đề giãn, giảm lãi suất vay ngân hàng cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Việc hoãn, giảm thuế đối với các mặt hàng từng ngành nghề cũng cần áp dụng kịp thời.

Song song với đó, để “hồi sinh” doanh nghiệp trên địa bàn thời kỳ hậu COVID-19, tỉnh Nghệ An cũng cần tính toán xem xét không nên áp dụng tăng bảng giá đất trong thời điểm hiện nay…

Giải pháp tránh “trên nóng, dưới lạnh”

Ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID -19.  

Đây được xem là động thái rất quyết liệt của Chính phủ và các Bộ, ngành TW trong bối cảnh hiện nay.

Vậy nhưng, tại các địa phương trong đó có Nghệ An vẫn còn xảy ra tình trạng “trên nóng, dưới lãnh” trong việc triển khai các giải pháp mang tính cấp bách theo tinh thần Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ.

Vấn đề này cũng đã được Hội doanh nhân trẻ Việt Nam có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ để “giải cứu” doanh nghiệp mới đây. Cụ thể, theo kiến nghị thì Thủ tướng và các Bộ, ngành TW cần quyết liệt hơn nữa trong việc đôn đốc các địa phương cần khẩn trương thực hiện các giải pháp mà Chỉ thị 11 đã ban hành hơn 01 tháng qua.

Nhiều doanh nghiệp địa phương đang gặp khó bởi tình trạng

Nhiều doanh nghiệp địa phương đang gặp khó bởi tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" đang gặp phải hiện nay

Ông Phan Quang – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Nghệ An cho rằng: “Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến gói cứu trợ nhiều nhiều tỷ của Chính phủ và tranh luận xem nên dành gói cứu trợ này cho đối tượng nào: DN lớn, DN vừa và nhỏ hay quần chúng nghèo khổ… Ai cũng có cái lý của mình.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cái cần nhất bây giờ, trước tiên, phải là GÓI CỨU TRỢ VỀ CƠ CHẾ”.

Theo quan điểm của ông Phan Quang thì chính sách của TW đã quá rõ ràng nhưng việc triển khai ở địa phương lại quá chậm vì doanh nghiệp còn phải đối phó với nhiều thủ tục rườm rà, chưa tinh gọn để có hiệu quả sát thực.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19 (Kỳ III): Lãnh đạo tỉnh tìm giải pháp gỡ khó khăn

    Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19 (Kỳ III): Lãnh đạo tỉnh tìm giải pháp gỡ khó khăn

    02:23, 30/03/2020

  • Nghệ An: Hoàn thổ mỏ kiểu “đánh trống bỏ dùi”

    Nghệ An: Hoàn thổ mỏ kiểu “đánh trống bỏ dùi”

    08:59, 29/03/2020

  • Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19: Kỳ II: Doanh nghiệp “nghẹt thở” vì dịch COVID-19

    Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19: Kỳ II: Doanh nghiệp “nghẹt thở” vì dịch COVID-19

    09:35, 27/03/2020

  • Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì đại dịch COVID-19: Kỳ I: Cắt giảm nhân công trước nguồn nguyên liệu cạn kiệt

    Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì đại dịch COVID-19: Kỳ I: Cắt giảm nhân công trước nguồn nguyên liệu cạn kiệt

    16:14, 25/03/2020

“Trong hoàn cảnh “thời chiến” hiện nay, chúng ta rất cần 1 cơ chế rút gọn để có thể rút ngắn thời gian triển khai công việc. Không thể áp dụng cơ chế thời bình cho thời chiến.

Chúng ta sẽ phải chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, có thể cao hơn so với bình thường. Nếu không thì mặc dù Chính phủ có tiền để hỗ trợ nhưng không thể giải ngân vì thủ tục quá phức tạp. Thậm chí, tình hình trở lại bình thường thì vẫn chưa xong thủ tục giải ngân” – ông Phan Quang phân tích.

Kỳ V: Nghệ An “hỏa tốc” kế hoạch hành động

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Nghệ An lao đao vì dịch COVID -19 (Kỳ IV): Đòn bẩy nào giúp “hồi sinh” doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO