Đổi mới Luật Đất đai: Kỳ I-Nhiều khó khăn trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra

TS. Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Lâm nghiệp. 09/02/2019 06:30

Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua đánh dấu bước tiến trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai.

Tuy nhiên, sau hơn ba năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã và đang bộc lộ một số tồn tại.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế đất đai: Kỳ III- 8 giải pháp hoàn thiện những bất cập trong việc định giá đất.

    03:24, 31/01/2019

  • Kinh tế đất đai: Kỳ II- Còn nhiều vấn đề trong bảng giá đất tại các địa phương

    02:44, 31/01/2019

  • “Vẫn còn tư duy bao cấp trong chính sách kinh tế đất đai”

    12:28, 22/01/2019

  • Thủ tục hành chính về đất đai tiếp tục làm khó doanh nghiệp

    06:16, 17/01/2019

  • “Cú sốc” mới của đất đai

    10:26, 07/01/2019

  • Nguồn cơn của tham nhũng đất đai!

    05:03, 12/01/2019

Nhiều khó khăn trong việc thực hiện thanh, kiểm tra

Với những quy định tại Luật đất đai như hiện hành thì việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra dẫn đến sự vận dụng chưa đúng chuẩn mực theo ý tưởng của pháp luật cụ thể một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh vượt khỏi phạm vi việc giải quyết các mối quan hệ đất đai, điều chỉnh những vấn đề đã được giải quyết bởi các luật khác ví dụ như xây dựng, xây dựng các công trình hạ tầng, về chính sách tài chính, về quỹ phát triển đất, về hành nghề tư vấn định giá đất…và một số nội dung khác trùng lặp hoặc không phù hợp.

Thứ hai, phân chia đất đai thành nhiều loại đất nhất là trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo các mục đích sử dụng cụ thể để thực hiện quản lý, tạo tiền đề cho sự phức tạp trong quản lý và định giá đất, chưa phù hợp với thực tế sử dụng đất; thực hiện quản lý đất đai theo phép tính cộng trừ làm triệt tiêu tính kinh tế vốn có của đất đai; quản lý đất đai bằng biện pháp kinh tế chưa được coi trọng.

sau hơn ba năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã và đang bộc lộ một số tồn tại.

Sau hơn ba năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã và đang bộc lộ một số tồn tại.

Thứ ba, phức tạp trong tổ chức thực hiện, dẫn đến các chuẩn mực của pháp luật chưa được thực hiện; các hành vi trục lợi từ đất đai có mặt bằng phát triển, ví dụ quy định về bảo đảm của nhà nước đối với người sử dụng đất tại khoản 1 điều 26 Luật Đất đai nội dung chưa cụ thể... dẫn đến vận dụng tùy tiện… hoặc có vấn đề đơn giản như việc một HTX thủ công nghiệp được một HTX nông nghiệp nhượng lại đất bằng việc HTX nhận nhượng đất đã thực hiện bồi thường trên đất không có hoa màu từ năm 1979 đến năm 1982 được UBND cấp huyện phê duyệt. Nay Sở Tài nguyên và Môi trường bắt HTX thủ công nghiệp phải ký hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất; HTX kiên quyết không thực hiện và đã kháng nghị lên Viện Kiểm sát nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân có kháng nghị hủy hợp đồng thuê đất nhưng vẫn bị cơ quan thuế đòi thu tiền thuê đất. Với thực tế sử dụng trên đây, HTX có văn bản xin cơ quan tài nguyên và môi trường xem xét và có ý kiến về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hơn 6 tháng nay chưa được giải quyết... 

Đất của HTX thủ công nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân góp để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh đã được UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ từ năm 1996 ghi loại đất: xây dựng cơ bản, thời hạn sử dụng lâu dài. Nay Nhà nước thu hồi một phần để mở rộng đường giao thông mà Sở Tài nguyên và Môi trường không biết sẽ bồi thường cho họ theo loại đất nào? Và giá đất tính bồi thường?

Chưa giải quyết được vấn đề sở hữu toàn dân

Luật Đất đai 2013 có quan hệ mật thiết và kế thừa quá trình thực hiện chính sách – pháp luật đất đai của Việt nam kể từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, nhất là từ năm 1954 đến nay ở miền Bắc và từ 1975 đến nay ở miền Nam; trong đó chưa tính đến phong trào khai hoang, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư mới mà thực tế có nhiều hộ đi khai hoang phát triển kinh tế không theo một phong trào nào do Nhà nước phát động…

Tuy nhiên, vấn đề sở hữu toàn dân chưa được giải quyết chuẩn mực; dẫn đến bất bình đẳng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong thu tiền sử dụng đất…dẫn đến khiếu kiện kéo dài… Sở hữu toàn dân là một vấn đề lớn và cần được thể chế ở nhiều nội dung, song chưa được thể chế đầy đủ.

Luật Đất đai 2013 chưa theo kịp quá trình đổi mới; chưa khai thác đầy đủ nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện phức tạp, thiếu chuẩn mực pháp luật đã và sẽ còn diễn ra.

Vì thế, vấn đề đổi mới Luật Đất đai 2013 đang đặt ra rất cần thiết.

Kỳ II: Đổi mới vấn đề phân loại đất

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đổi mới Luật Đất đai: Kỳ I-Nhiều khó khăn trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO