Đối phó dịch tả lợn châu Phi: Cấp đông hàng triệu tấn thịt lợn đảm bảo thị trường

Thy Hằng 13/05/2019 11:00

Kiến nghị, Chính phủ, ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để họ thu mua lợn hơi ở vùng chưa bị dịch bệnh, giết mổ, cấp đông để đảm bảo bình ổn giá lợn từ nay đến cuối năm.

Theo Bộ NN&PTNT, Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra tại 29 tỉnh, thành phố và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi sáng ngày 13/5.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi sáng ngày 13/5.

“Lây lan khủng khiếp”

Đặc biệt, đánh giá về diễn biến của dịch tả lợn châu Phi thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phải dùng con số "lây lan khủng khiếp".

"Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan lan. Đó là chưa kể, bên cạnh những địa phương làm tốt thì vẫn có những nơi, những khâu làm chưa tốt. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục lan truyền phức tạp, công tác chỉ đạo phải siết lại để hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra, giảm nguy cơ lây lan, đặc biệt trong khu chăn nuôi lớn", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Cụ thể, tính đến ngày 12/5/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy trên 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước), trong đó có Đồng Nai - là thủ phủ chăn nuôi lợn của cả nước, cung cấp trên 40% sản lượng thịt hơi cho thành phố Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý, đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh (gần đây nhất là tại tỉnh Bắc Kạn).

Đặc biệt, với trên 2,5 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ , mật độ chăn nuôi rất cao, đan xen trong các khu dân cư, nhất là tại các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, do vậy việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, ngăn chặn các yếu tố làm lan truyền bệnh mầm bệnh như chuột, gián và các loại côn trùng khác... để cắt đứt các nguồn lây nhiễm là rất khó, đồng thời còn nhiều khó khăn, tồn tại bất cập nêu trên.

Mặt khác, diễn biến thời tiết hiện nay rất phù hợp cho dịch bệnh lây lan ở các vùng miền của cả nước. Do vậy, theo đánh giá trong thời gian tới nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan rất cao, diễn biến rất phức tạp, bệnh có khả năng lây lan sang các địa phương chưa có dịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Giải cứu hàng chục nghìn tấn thịt lợn sạch sau nạn dịch tả lợn châu Phi

    Thái Bình: Giải cứu hàng chục nghìn tấn thịt lợn sạch sau nạn dịch tả lợn châu Phi

    08:30, 04/05/2019

  • Điểm dịch tả lợn ở Cổ Loa - Hà Nội

    Điểm dịch tả lợn ở Cổ Loa - Hà Nội

    13:49, 25/03/2019

  • Hải Dương: UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục hậu quả dịch tả lợn châu Phi

    Hải Dương: UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục hậu quả dịch tả lợn châu Phi

    20:00, 22/03/2019

  • FAO khuyến nghị công bố dịch tả lợn

    FAO khuyến nghị công bố dịch tả lợn "khẩn cấp quốc gia", Bộ Nông nghiệp nói "không có cơ sở"

    09:38, 22/03/2019

  • Lai Châu là địa phương thứ 20 ghi nhận có dịch tả lợn Châu Phi

    Lai Châu là địa phương thứ 20 ghi nhận có dịch tả lợn Châu Phi

    01:29, 20/03/2019

Đồng thời dịch tái phát tại một số địa phương, bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường. Hiện ở các nước lân cận, dịch còn bùng phát trở lại tại Hồng Kông (Trung Quốc). 

Hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lợn hơi “sạch”

Do đó, giải pháp cấp đông thịt lợn sạch để đảm bảo nguồn cung thịt trong thời gian sắp tới cũng được các địa phương đề xuất để giảm áp lực tiêu hủy, giảm thiệt hại cho nông dân đối với những nơi chưa có dịch.

“Chính phủ, ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để họ thu mua lợn hơi ở vùng chưa bị dịch bệnh, giết mổ, cấp đông để đảm bảo bình ổn giá lợn từ nay đến cuối năm”, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiến nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, trong tình hình hiện nay, để đảm bảo bình ổn thị trường, cần đảm bảo đưa thịt lợn sạch được tiêu thụ, tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn.

Đồng thời cần huy động hệ thống thương mại lớn vào cuộc tiêu thụ thịt heo như cách làm của Hưng Yên, mời các siêu thị, bếp ăn tập thể ký kết tiêu thụ thịt lợn cho nông dân là một cách làm hay.

"Bộ Công Thương cũng hoàn toàn đồng ý với phương án hỗ trợ doanh nghiệp giết mổ, cấp đông thịt lợn sạch và sẵn sàng giúp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này, tuy nhiên, có một thực tế là hệ thống kho lạnh hiện nay còn hạn chế", đại diện Bộ Công Thương nói. 

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất của các địa phương khi có điều kiện. Tập trung chỉ đạo, tổ chức xây dựng chuỗi chăn nuôi lợn (như chuỗi sản xuất thịt lợn của các Công ty GreenFeed Việt Nam, Masan, Dabaco, CP, …). Đến nay, cả nước có 740 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận an toàn dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đối phó dịch tả lợn châu Phi: Cấp đông hàng triệu tấn thịt lợn đảm bảo thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO