Dù thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có nguy cơ tiếp tục điều chỉnh giảm, nhưng vẫn có những nhóm cổ phiếu tăng trưởng tích cực.
Đầu tư vào đâu trong cơn "bão giá"?
Trong quý 3/2022, những nhóm ngành liên quan đến giá hàng hóa hoặc đứt gãy nguồn cung ứng được kỳ vọng sẽ có triển vọng tích cực về lợi nhuận.
Sự sụt giảm vừa qua của TTCK được xem là cơ hội tốt khi giá cổ phiếu đã chiết khấu rất nhiều so với trước kia và phản ánh những điểm xấu trong tương lai. Tuy nhiên với giai đoạn này, thị trường có thể tạo ra sự khó khăn nhất định cho nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư ngắn hạn. TTCK có thể sẽ theo hướng đi ngang trước khi phục hồi trở lại.
Đáng chú ý trong quý 3/2022, nổi bật nhất vẫn là diễn biến về lạm phát và lãi suất, điều đó chủ yếu đến từ thị trường thế giới. Trong tháng 7 tới, Cục Dữ trự Liên bang Mỹ (FED) sẽ có một lần tăng lãi suất nữa, sau đó đến các tháng 9 - 11 – 12/2022 và điều đó tác động đến TTCK.
Về nhóm ngành đang nổi sóng hiện nay, các cổ phiếu dầu khí có biến động sát với giá dầu nhất. Với các ngành khác, giá cổ phiếu sẽ phản ánh qua triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp; riêng nhóm liên quan đến hàng hóa thì bám chặt lấy diễn biến của giá hàng hóa.
Cân nhắc kiểm soát lạm phát gắn với gói hỗ trợ
Cụ thể trong tháng 6 có đợt giá dầu tăng mạnh, nên ngay lập tức giá cổ phiếu dầu khí đã phản ứng rất nhanh, còn sau khi giá dầu điều chỉnh lại thì giá cổ phiếu nhóm này cũng điều chỉnh trở lại.
Về khuyến nghị đầu tư trong dài hạn, thì vẫn rất cần phải hiểu biến động của giá dầu... Đến quý 3/2022, chúng ta sẽ phải chờ tiếp diễn biến của giá dầu như thế nào, tuy nhiên triển vọng giá dầu không thể giảm mạnh, vì hiện tại thiếu hụt nguồn cung, mà việc bổ sung không thể giải quyết ngay lập tức. Do đó, vẫn sẽ có những cơ hội cho nhà đầu tư, nếu kỳ vọng vào diễn biến giá dầu trong nửa cuối năm nay.
Để nhận diện cơ hội và đón sóng ngành trong giai đoạn tới, mọi người có thể nhìn từ diễn biến của ba ngành bao gồm ngân hàng, chứng khoán và thép. Từ đó sẽ thấy ngành liên quan đến hàng hóa là thép đã đạt đỉnh và có sự điều chỉnh. Với những ngành mang tính chu kỳ thì nhà đầu tư phải rất quan tâm đến cổ phiếu đó, doanh nghiệp đó đang ở chu kỳ nào? Hiện nay, chu kỳ cũng ngắn hơn so với trước kia, chỉ khoảng 2-3 năm, tuy nhiên nếu đã ở đỉnh của chu kỳ và đang trên đà đi xuống, thì trong giai đoạn 2-3 năm tới, cơ hội sẽ hạn chế, nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội ở nhóm ngành khác.
Với ngân hàng và chứng khoán lại có chu kỳ hơi khác. Ví dụ ở lĩnh vực ngân hàng, đây là một ngành rất tốt khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc, nhưng ngược lại khi chuẩn bị bước vào suy thoái, thì chúng ta cần phải tránh ngành này. Những áp lực cho ngân hàng từ đợt dịch COVID-19 đến nay đã giảm đáng kể và bản thân các ngân hàng cũng đã trích lập dự phòng rất nhiều về nợ xấu. Tuy nhiên, những rủi ro của ngành ngân hàng có thể mang tính dài hạn hơn, cho nên lợi nhuận của các ngân hàng trong quý 3-4/2022 vẫn có những mảng sáng.
Đó là một số đặc điểm giúp nhà đầu tư xác định liệu có nên mua cổ phiếu cho dài hạn, còn trong ngắn hạn thì bắt buộc phải theo một phương pháp khác. Ví dụ hỗ trợ phân tích kĩ thuật để xác định trong một khoảng thời gian ngắn tới, giá cổ phiếu đã quá bán chưa, có thể mua để có khoản sinh lời khoảng 10 - 20% trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng không có nghĩa về mặt dài hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có thay đổi gì về bức tranh triển vọng kinh doanh theo hướng tích cực hơn. Hai khái niệm này cần phải tách rời nhau giữa đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
Trong quý 3 năm nay, vẫn có những ngành liên quan đến giá hàng hóa hoặc đứt gãy nguồn cung có triển vọng về lợi nhuận tích cực, chẳng hạn như dầu khí, logistics, vận tải biển.
Có thể bạn quan tâm