Các chuyên gia cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ, châu Âu trước hết cần công nghệ kết nối 5G được triển khai ở quy mô lớn với tốc độ nhanh hơn.
Vào năm 2023, Boston Scientific, một công ty Mỹ, đã áp dụng dịch vụ kết nối 5G cho phép các bác sĩ tim mạch tương tác với các bản sao hình ảnh ba chiều của trái tim bệnh nhân thông qua thực tế tăng cường (AR).
>>Nông nghiệp châu Âu "vật lộn" với nhiều khó khăn
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Unicom Quảng Đông đã kết hợp 5G với điện toán biên đa truy cập (MEC) để mang lại kết nối băng thông cao, độ trễ thấp cho các doanh nghiệp sản xuất. Ngày nay, điều này đang hỗ trợ hơn 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Phật Sơn. Kết quả là, hầu hết đều thấy năng suất và hiệu quả của thiết bị tăng lên, đồng thời giảm lãng phí và giảm chi phí.
Trong khi đó, thể chế kinh tế lớn còn lại của thế giới – EU – lại đang tương đối chật vật khi phủ sóng 5G. Mặc dù báo cáo mức độ bao phủ của 5G là hơn 80%, nhưng Châu Âu được cho sẽ khó đạt được các mục tiêu kết nối 5G trong thập kỷ này. Đăc biệt, việc triển khai 5G độc lập (5GSA) - nơi thiết bị tiên tiến được sử dụng trong lõi mạng cũng như ăng-ten - bị chậm lại đáng kể.
Theo Politico, các nghiên cứu độc lập trên toàn thế giới chỉ ra không có quốc gia châu Âu nào lọt vào top 10 về mức độ sẵn có của 5G. Các nhà phân tích lo ngại khoảng cách công nghệ giữa châu Âu với 2 cái tên dẫn đầu sẽ ngày càng nới rộng và khiến doanh nghiệp EU bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh tương lai.
Thách thức cơ bản là thiếu đầu tư tư nhân dành cho cơ sở hạ tầng 5GSA do thiếu môi trường đầu tư kỹ thuật số ở châu Âu. Báo cáo nghiên cứu gần đây của Hội nghị bàn tròn về công nghiệp châu Âu (ERT) cho biết, hơn 80% CEO hàng đầu châu Âu thừa nhận khả năng cạnh tranh của châu Âu đang suy yếu do môi trường pháp lý phức tạp, chính sách công nghiệp cạnh tranh giữa các nước EU và nguy cơ căng thẳng địa chính trị. Trong khi đó, niềm tin của nhà đầu tư vào châu Âu vẫn ở mức thấp, bằng chứng là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã giảm mạnh kể từ năm 2018.
Bởi vậy, việc lấy lại khả năng cạnh tranh của châu Âu phải là một ưu tiên quan trọng đối với các nước thành viên EU. Tăng năng suất - hiệu quả sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của chúng ta - phải là trọng tâm cốt lõi. Các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách EU có cơ hội quan trọng trước mắt để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng thông qua số hóa.
Vào giữa những năm 1990, cuộc cách mạng CNTT là một trong những nguyên nhân chính tạo nên bước nhảy vọt về năng suất ở châu Âu và Mỹ. Ngày nay, khả năng kết nối thế hệ tiếp theo, như 5GSA, được kỳ vọng như vậy bằng cách đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp.
>>Lộ diện ngành sản xuất mới sắp "bùng nổ" nhờ AI
Trong lĩnh vực sản xuất - nơi Châu Âu đã dẫn đầu - tác động tiềm tàng của số hóa trên toàn cầu được ước tính lên tới 2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Giống như 4G đã mở khóa Internet di động cho người tiêu dùng, 5GSA sẽ mở khóa Internet công nghiệp, chuyển đổi giao tiếp giữa máy với máy và cho phép Internet vạn vật (IoT) phát triển từ ý tưởng thành hiện thực.
Trong khi các nhà sản xuất lớn hơn có thể tiếp tục xây dựng mạng 5G riêng và các giải pháp tại nhà máy riêng, các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ cần dựa vào 5GSA có sẵn để tiếp cận các cơ hội đổi mới tương tự.
Đối với nông dân và người dân nông thôn, kết nối thế hệ tiếp theo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất cây trồng, hỗ trợ tính bền vững và tăng cơ hội làm việc từ xa hoặc linh hoạt trong những công việc vốn thường chỉ dành cho những người sống ở thành phố.
Đối với chăm sóc sức khỏe, khả năng kết nối có thể mang lại lợi ích ngay lập tức cho bệnh nhân thông qua các dịch vụ y tế từ xa, đồng thời cho phép cung cấp các ứng dụng mới hơn — như đào tạo 5G AR cho bác sĩ tim mạch- được cung cấp trên quy mô lớn.
Cơ hội là vậy, nhưng sự sẵn sàng về cơ sở hạ tầng kết nối vẫn chưa đạt yêu cầu. Joakim Reiter, Giám đốc Đối ngoại tập đoàn viễn thông Vodafone, cho biết “Tác động thực sự của số hóa đối với nền kinh tế và xã hội của chúng ta sẽ được xác định bởi tốc độ áp dụng nó”.
Bởi vậy, các doanh nghiệp đang kỳ vọng EU sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc thay đổi quy định để thu hút được khoản đầu tư cần thiết, cho phép các nhà khai thác triển khai 5GSA một cách nhanh chóng. Sự kiện mà họ chờ đợi chắc chắn là Đạo luật Mạng Kỹ thuật số (DNA), dự kiến được công bố vào ngày 21/2 tới đây.
Với đạo luật này, EU kỳ vọng sẽ tháo gỡ các nút thắt về đầu tư để tài trợ cho cơ sở hạ tầng viễn thông, với ước tính cần khoảng 200 tỷ euro để nâng cấp mạng. DNA cũng sẽ khám phá sự tham gia của các quốc gia thành viên và các cách để tăng nguồn tài trợ công và tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu loay hoay với chính sách an ninh kinh tế
03:00, 31/01/2024
Kinh tế Đức "cản bước" châu Âu
04:30, 22/01/2024
Xung đột Trung Đông phủ "bóng đen" hành lang kinh tế Ấn Độ - châu Âu
03:30, 01/01/2024
Châu Âu vẫn "loay hoay" giải quyết bài toán lạm phát
03:00, 08/01/2024
Bỏ hàng triệu USD thu hồi carbon, châu Âu loay hoay tìm kho chứa
04:00, 28/12/2023