Châu Âu loay hoay với chính sách an ninh kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Các sáng kiến an ninh kinh tế mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư vào khối.

>>  Kinh tế Đức "cản bước" châu Âu

Các chính sách an ninh mới của châu Âu được cho là nhắm vào Trung Quốc

Các chính sách an ninh mới của châu Âu được cho là nhắm vào Trung Quốc

Các sáng kiến an ninh kinh tế mới nhất của EU được công bố vào tuần trước, đánh dấu bước đi mới nhất của lục địa này hướng tới giảm thiểu rủi ro kinh tế. Điều này là một phần trong bộ công cụ chính sách của Châu Âu nhằm giảm thiểu những lỗ hổng rõ rệt trong các lĩnh vực chiến lược; đồng thời củng cố cấu trúc phòng thủ thương mại của thị trường chung của khối bằng cách cân bằng giữa sự cởi mở và bảo hộ.

Các chiến lược an ninh kinh tế giúp xây dựng các quốc gia kiên cường, có khả năng chống chịu các áp lực từ bên ngoài thông qua việc giao thoa giữa các yếu tố kinh tế, an ninh quốc gia và công nghệ. Mục tiêu là bảo vệ các ngành công nghiệp tiên tiến, các nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng quan trọng, đảm bảo sự ổn định trong bối cảnh các thách thức toàn cầu.

Mặc dù không nhắc đến một quốc gia cụ thể nào, nhưng các biện pháp của EU được cho là chủ yếu nhắm vào Trung Quốc và Nga, với trọng tâm là đạt được lập trường thống nhất về kiểm soát xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng “lưỡng dụng” áp dụng cho cả lĩnh vực dân sự và quân sự.

Ngoài ra, các biện pháp này nhằm mục đích hài hòa các quy định trong sàng lọc FDI khi áp đặt các quy tắc chặt chẽ hơn đối với đầu tư vào EU, cũng như tiến hành đánh giá rủi ro đối với đầu tư công nghệ cao ra nước ngoài, nhằm ngăn chặn rò rỉ các công nghệ nhạy cảm với các ứng dụng quân sự tiềm năng.

Trên thực tế, châu Âu đã thực hiện một số chính sách an ninh kinh tế trong suốt năm 2023, ảnh hưởng đến Mỹ và tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi liên tục của EU về việc tăng cường các biện pháp phòng thủ thương mại, tác động của các chính sách hiện tại có thể chưa đạt được như kỳ vọng.

Điều này có thể thấy được trong các khoản đầu tư FDI lớn của Trung Quốc gần đây; Việc hãng vận tải khổng lồ Cosco thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc mua lại cổ phần tại cảng Hamburg, một tài sản chiến lược, đã gây ra cảnh báo đáng chú ý ở châu Âu.

>>  Châu Âu vẫn "loay hoay" giải quyết bài toán lạm phát

Những cỗ máy in thạch bản trị giá 150 triệu USD sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Những cỗ máy in thạch bản trị giá 150 triệu USD sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hơn nữa, trong khi châu Âu đã giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và FDI của Trung Quốc vào châu Âu đang suy giảm, thì điều đáng chú ý là trong số các khoản đầu tư được khối này xem xét kỹ lưỡng về rủi ro vào năm 2022, 32% là từ Mỹ và chỉ 5,4% từ Trung Quốc.

Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Davos 2024 kêu gọi EU nới lỏng các hạn chế xuất khẩu công nghệ cao có thể đã được lắng nghe, thì Trung Quốc vẫn chưa thực hiện cam kết tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ châu Âu, cũng như cung cấp khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Đây là các yếu tố quan trọng được nêu trong thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU hiện đang bị đình trệ.

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU vào tháng 12 năm ngoái đã tìm cách giảm bớt căng thẳng, tuy nhiên châu Âu đã cảnh báo về các hành động phòng thủ thương mại nếu Trung Quốc tiếp tục trì hoãn.

Ông Sebastian Contin Trillo-Figueroa, chuyên gia phân tích địa chính trị chuyên về quan hệ EU-Châu Á chỉ ra, EU có thể sẽ phải đối mặt với những rào cản pháp lý trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng thủ kinh tế.

"Do các quy định không mang tính ràng buộc và chỉ các quốc gia mới có thể sàng lọc đầu tư nước ngoài, nên thách thức sẽ nảy sinh khi một quốc gia thành viên thiếu cơ chế, có thể cho phép đầu tư nước ngoài không được kiểm soát vào thị trường chung EU. Điều này nhấn mạnh cách tiếp cận rời rạc và kém hiệu quả giữa 27 quốc gia", ông Sebastian Contin Trillo-Figueroa nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng, thách thức sắp tới nằm ở cuộc bầu cử Nghị viện EU vào tháng 6/2024. Ban lãnh đạo mới của EU có thể vạch ra các lộ trình khác nhau, có khả năng dẫn đến những thay đổi về chính sách hoặc các mốc thời gian thực thi chính sách khác nhau.

Mặt khác, các chính sách an ninh kinh tế của EU sẽ cản trở đầu tư của Trung Quốc vào các công ty trong khối. Trên thực tế, các công ty Trung Quốc và châu Âu đều có thể gặp phải sự gián đoạn gây cản trở hoạt động kinh doanh và quan hệ thương mại đã được thiết lập. Điều này sẽ khiến họ giảm sự tham gia vào các thị trường mục tiêu, từ đó làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương và các nguyên tắc thương mại công bằng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu loay hoay với chính sách an ninh kinh tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714342888 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714342888 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10