Dự án BT đang “vướng” ở khâu nào?

Diendandoanhnghiep.vn "Thời gian qua, trong chỉ đạo xử lý, giải quyết từng trường hợp BT, thì phần lớn là được chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu nhưng mang tính hình thức".

Đó là trao đổi của ĐBQH PHẠM VĂN HÒA - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bên hành lang Quốc hội với DĐDN.

- Dư luận cho rằng, hiện nay, các dự án BT đang có khoảng trống về mặt pháp lý. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Những dự án này khi được thực hiện thường đem lại cho các nhà đầu tư khoản lãi rất “béo bở”, còn phía doanh nghiệp chuyển giao cho nhà nước cơ sở vật chất như hệ thống đường giao thông, sân chơi hoặc khu thể thao… nếu quy đổi thì đất nhà nước giao cho doanh nghiệp còn có khoảng cách lớn về giá trị chuyển đổi. Đây chính là lỗ hổng mà thời gian tới đây nhà nước cần chấn chỉnh lại các dự án BT sao cho hiệu quả.

p/Dự án BT Đường trục phía Nam Hà Nội đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, ngổng ngang khiến người dân đi lại khó khăn Ảnh: S.T

Dự án BT Đường trục phía Nam Hà Nội đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, ngổng ngang khiến người dân đi lại khó khăn Ảnh: S.T

- Trong báo cáo của kiểm toán nhà nước cho thấy, 90% các dự án BT là lựa chọn nhà đầu tư thông qua chỉ định thầu. Ông bình luận thế nào về con số kiểm toán đưa ra?

Trong quy định của luật cho phép chỉ định thầu hay cho phép đấu thầu nếu 2 nhà thầu cùng đấu thầu và sau đó có một nhà thầu rút lui thì được cho phép đấu thầu. Nhưng việc tổ chức đấu thầu thời gian qua chưa hợp lý, hình thức, thậm chí có những nhà thầu bắt tay hợp tác với nhau để được trúng thầu. Tỷ lệ giá trúng thầu thường rất thấp so với giá trị nguồn đầu tư họ đề ra, đây chính là bất hợp lý trong chỉ định thầu.

Như báo cáo kiểm toán cho thấy con số 90% các dự án BT là chỉ định thầu đã cho thấy sự bất hợp lý, đó là các nhà đầu tư bao giờ cũng muốn có được lợi nhuận cao nhất, nhà nước cũng muốn có được cơ sở hạ tầng từ doanh nghiệp chuyển giao. Nhưng chúng ta chưa nghĩ đến việc cơ sở hạ tầng doanh nghiệp giao lại cho nhà nước lại có giá trị thấp hơn rất nhiều so với đất vàng, đất kim cương nhà nước giao cho doanh nghiệp.

- Như vậy, rất có thể BT sẽ bị “biến tướng” thành giao dịch ngầm giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước hay không, thưa ông?

Dù chưa có cơ sở để kết luận nhưng bên trong cũng có thể có tiêu cực và lợi ích nhóm giữa nhà đầu tư và người giao đất. Mặc dù thời gian qua chưa có nơi nào phát hiện có tiêu cực nhưng theo tôi không dễ gì không có, vì nếu không có lợi ích nhóm thì không thể dễ dàng giao những mảnh đất có giá trị rất cao cho nhà đầu tư mà giá trị thu về lại rất thấp.

- Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện dự án BT chưa thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách?

Tôi nghĩ rằng, cần phải có những quy định chặt chẽ về mặt pháp lý. Đó là tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, rõ ràng. Đặc biệt, ngành tài chính phải định giá giá trị tài sản trên đất đúng với giá thị trường. Bên cạnh đó, giải pháp cốt lõi nhất là những quy định về mặt pháp lý phải cụ thể, kêu gọi những nhà thầu lớn, có chất lượng, có đủ khả năng tiềm lực về tài chính thì mới cho tham gia đấu thầu.

Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước: Thực hiện BT còn thiếu chặt chẽ, minh bạch

Qua kiểm toán các dự án BT trong năm 2017 cho thấy hầu hết đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, đó là vi phạm Luật Đất đai và là kẽ hở do định giá thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát NSNN. Việc giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát; công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao dẫn đến để xảy ra sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát lớn trong quá trình thực hiện dự án.

ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang): Phương thức phù hợp nhưng phải quy định sát sao

Vừa qua, việc huy động nguồn lực theo hình thức BT rất thiết thực. Tuy nhiên, hình thức BT vẫn còn nhiều khe hở, đó là chưa có quy định cụ thể về tính pháp lý của các doanh nghiệp được thực hiện theo hình thức BT. Điều này dẫn đến việc có nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực về chuyên môn và tài chính, có những doanh nghiệp vốn tự có rất thấp mà lại được tham gia thi công những công trình lớn. Theo tôi, BT là một phương thức phù hợp nhưng phải có những quy định sát sao và có sự giám sát chặt chẽ để tránh gây thất thoát tài sản công.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự án BT đang “vướng” ở khâu nào? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714358720 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714358720 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10