Dư địa lãi suất tại châu Á chịu tác động từ các nền kinh tế lớn

Diendandoanhnghiep.vn Khi lãi suất của Mỹ giảm dần, các ngân hàng trung ương châu Á sẽ tự tin hơn trong việc điều hành lãi suất và nếu gói kích thích của Trung Quốc có hiệu lực, khu vực này có thể sẽ được thúc đẩy.

>> Lãi suất cao hơn vẫn là thách thức với nhà vay nợ

Kinh tế châu Á chịu tác động

Sự suy thoái trong dự kiến của nền kinh tế Mỹ, cùng với tốc độ tăng trưởng yếu ở châu Âu và sự phục hồi chậm chạp ở Trung Quốc sẽ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế trên khắp châu Á. Những “cơn gió ngược” của tốc độ tăng trưởng chậm lại chủ yếu biểu hiện thông qua sự sụt giảm chi tiêu từ người tiêu dùng và doanh nghiệp ở phương Tây.

Chi tiêu tiêu dùng và kinh doanh giảm ở phương Tây sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế châu Á. Ảnh: AFP

Chi tiêu tiêu dùng và kinh doanh giảm ở phương Tây sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế châu Á. Ảnh: AFP

Nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management - Marcella Chow nhận xét, trong mọi cuộc suy thoái của Hoa Kỳ sau năm 1948 (không bao gồm cuộc suy thoái do đại dịch), trung bình đầu tư và tiêu dùng tư nhân là hai yếu tố đóng góp tiêu cực vào tăng trưởng GDP.

Mặc dù lịch sử có thể không lặp lại nhưng nó thường có những điểm tương đồng. Với môi trường lãi suất cao, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi chi tiêu vốn và chi tiêu hộ gia đình chậm lại, nhưng sẽ dẫn đến khả năng sụt giảm tăng trưởng xuất khẩu ở các nền kinh tế châu Á.

Tỷ trọng xuất khẩu của sáu nền kinh tế lớn nhất ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Singapore vàThái Lan sang Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc dao động từ 34-57%, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của các nền kinh tế Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 49%. Australia có tỷ trọng xuất khẩu khoảng 42%.

“Điều quan trọng là phải xem xét sự đóng góp của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế. Các nền kinh tế có tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cao và tiếp xúc nhiều với Mỹ, EU, Trung Quốc có thể sẽ gặp phải lực cản đáng kể do nhu cầu bên ngoài suy giảm.

Ví dụ, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam là 87% và tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ là 28% cho thấy Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự suy giảm nhu cầu hàng hóa toàn cầu. Với vai trò của Việt Nam là nước xuất khẩu hàng điện tử lớn, nhu cầu về phần cứng công nghệ dự kiến giảm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu”, bà phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, việc giảm chi tiêu vốn cũng sẽ gây tổn hại đến xuất khẩu từ các nền kinh tế như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, do họ phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa như máy móc, phương tiện và chất bán dẫn.

Mặc dù mức độ tiếp xúc của Úc với Hoa Kỳ và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP ít hơn, nhưng mức độ hợp tác của nước này với Trung Quốc chiếm 36% xuất khẩu. Cùng với đó là tầm quan trọng của ngành khai thác mỏ đối với nền kinh tế, có nghĩa là nếu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đáng thất vọng, nó có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo kinh tế ngắn hạn của Úc.

Hầu hết các nền kinh tế châu Á đều có thể cảm nhận được tác động của việc tăng trưởng toàn cầu suy giảm, nhưng vẫn có một số yếu tố giảm nhẹ. Cụ thể, Indonesia , Philippines và Ấn Độ có thể ít nhạy cảm hơn trước sự sụt giảm nhu cầu bên ngoài. Với việc tiêu dùng trong nước đã phục hồi đáng kể trong năm nay và vẫn là một thành phần quan trọng trong việc bù đắp cho nền kinh tế nếu tăng trưởng xuất khẩu  yếu đi; song điều này khó có thể tạo ra động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Du lịch cũng là một đóng góp quan trọng cho hoạt động kinh tế trong khu vực. Philippines , Thái Lan và Việt Nam hướng tới du lịch nhiều hơn, với tỷ lệ doanh thu du lịch trên GDP đã đạt được trung bình lần lượt là 11,4%, 7,1% và 7,8% trong giai đoạn 2015-2019.

Đối với hầu hết các nền kinh tế châu Á, lượng khách du lịch đã quay trở lại khoảng 70% mức trước dịch Covid-19. Điều đó nói lên rằng, số lượng khách du lịch Trung Quốc, nguồn đóng góp lớn vào chi tiêu của khách du lịch trong khu vực, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn . Đối với Philippines và Việt Nam, trong khi khách du lịch Trung Quốc chiếm 21% và 28% tổng lượng khách du lịch năm 2019, con số đó chỉ đạt lần lượt 4% và 7% trong năm nay.

Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến thấp hơn hơn 20 điểm phần trăm so với mức trước Covid. Do đó, các biện pháp kích thích hơn nữa ở Trung Quốc và tiềm năng phục hồi niềm tin của người tiêu dùng sẽ hỗ trợ ngành du lịch ở châu Á, bù đắp cho một số điểm yếu trong nhu cầu xuất khẩu.

“Đặc biệt, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương châu Á cũng tự tin điều hành chính sách lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế của họ, mà không phải lo ngại về việc đồng đô la Mỹ tăng giá.

Với việc thị trường kỳ vọng lãi suất chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm từ nay đến cuối năm, sức mạnh của đồng USD có thể sẽ bị hạn chế. Điều này giúp các ngân hàng trung ương châu Á có nhiều thời gian hơn để cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế của họ cần được tiếp tục hỗ trợ. Ngoài ra, nếu việc triển khai kích thích kinh tế của Trung Quốc tăng nhanh cũng sẽ tạo động lực cho khu vực này”, chuyên gia tại JP Morgan Asset Management dự báo.

>> Lãi suất khó đảo chiều tăng trong năm nay

Nguy cơ nợ tiềm ẩn trên toàn cầu

Còn theo Uỷ ban Ổn định Tài chính (FSB) gần đây đã đưa ra cảnh báo về “các thách thức và cú sốc tiếp theo” trong những tháng tới khi lãi suất cao kéo dài, làm suy yếu quá trình phục hồi kinh tế và đe dọa các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả bất động sản.

Theo quan sát của một số nhà kinh tế hàng đầu thế giới, chính sách tiền tệ tác động có độ trễ và tác động tiêu cực của sự dịch chuyển từ lãi suất thấp, thậm chí bằng 0 lên mức cao hơn. Ảnh: Reuters

Theo quan sát của một số nhà kinh tế hàng đầu thế giới, chính sách tiền tệ tác động có độ trễ và tác động tiêu cực của sự dịch chuyển từ lãi suất thấp, thậm chí bằng 0 lên mức cao hơn. Ảnh: Reuters

FSB - một cơ quan quốc tế được thành lập sau cuộc khủng hoảng năm 2008 để giám sát và đưa ra khuyến nghị về hệ thống tài chính toàn cầu, đã chỉ ra một nhóm các quỹ phòng hộ là nguồn tiềm ẩn gây bất ổn thị trường tài chính do rủi ro trên thị trường trái phiếu của họ.

Cơ quan có trụ sở tại Basel (Thuỵ Sĩ) không nêu tên các quỹ phòng hộ, nhưng cảnh báo rằng họ có mức đòn bẩy rất cao – khoản nợ được tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh và các công cụ tài chính phức tạp khác mà không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Những khoản nợ như vậy rất khó đo lường và tác động của nó có thể xuất hiện một cách bất ngờ.

Theo quan sát của một số nhà kinh tế hàng đầu thế giới, chính sách tiền tệ tác động có độ trễ và tác động tiêu cực của sự dịch chuyển từ lãi suất thấp, thậm chí bằng 0 lên mức cao hơn hẳn vẫn chưa được thể hiện đầy đủ.

Các quỹ phòng hộ có thể một lần nữa chứng tỏ mình chỉ là một phần của khu vực phi ngân hàng, hay ngân hàng ngầm đã phát triển vượt bậc kể từ khi các ngân hàng thông thường phải chịu những quy định chặt chẽ hơn sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Ủy ban Châu Âu đặt ngân hàng ngầm chiếm 25-30% trong lĩnh vực tài chính toàn cầu; FSB cũng ước tính ngành ngân hàng ngầm trị giá khoảng 52 tỷ USD. Các ví dụ khác về ngân hàng ngầm bao gồm các công ty tài chính, quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, người cho vay chứng khoán và phương tiện đầu tư có cấu trúc...

Chia sẻ trên SCMP, chuyên gia tài chính châu Á - Anthony Rowley cho rằng, các vấn đề về ngân hàng ngầm vẫn luôn tồn tại ở Trung Quốc cũng như ở những nơi khác. Nhưng điều này chỉ được ghi nhận rộng rãi trong các báo cáo về hậu quả có thể xảy ra từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đối với hệ thống tài chính của nước này, trong khi vấn đề tương tự đang tồn tại ở các nền kinh tế phương Tây lại ít được đề cập.

“Các vấn đề của hệ thống tài chính là phổ biến và chúng chỉ được nhận ra khi bùng phát trong một môi trường có điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn nhiều, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và trái phiếu cũng như khả năng cung cấp tín dụng chung, chứ không chỉ là một phần còn mờ nhạt trên hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay”, ông Anthony Rowley nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dư địa lãi suất tại châu Á chịu tác động từ các nền kinh tế lớn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714817340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714817340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10