Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam (Kỳ I): Nhiều điểm nghẽn

Diendandoanhnghiep.vn Sau Covid-19, xu hướng đi du lịch của người dân có sự thay đổi rõ rệt, khách du lịch dần lựa chọn hình thức du lịch nông nghiệp, nông thôn như một trải nghiệm mới lạ thay vì tiếp cận các đô thị.

>> Thêm sản phẩm mới cho du lịch Quảng Nam

Với định hướng phát triển du lịch xanh đã được triển khai trong năm 2022, tỉnh Quảng Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của du khách.

 Quảng Nam xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của du khách. Ảnh: Tấn Cường

Quảng Nam xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của du khách. Ảnh: Tấn Cường

Thiếu đầu tư sản phẩm

Quảng Nam là một địa phương có nhiều dư địa cho việc phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay khách du lịch chủ yếu “đổ về” TP. Hội An. Ngoài ra, một lượng ít khách đến với Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên), Cổng trời Đông Giang (huyện Đông Giang) hay Làng cổ Lộc Yên,...

Tại phía Tây, phía Nam của tỉnh, nguồn dư địa để phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp, nông thôn còn dồi dào nhưng vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Việc này cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào xây dựng sản phẩm mới, chưa thể phân chia hài hòa khu vực du lịch để giảm áp lực cho phố cổ Hội An. Vì vậy, du khách đến với các địa phương vẫn chỉ thiên về ngắm, nhìn chứ chưa có trải nghiệm.

Ông Dương Đức Lin, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, cho biết trong thời gian qua, huyện Tiên Phước đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả để phát triển du lịch của huyện. Tuy nhiên, huyện Tiên Phước nằm xa các trung tâm du lịch nổi trội như Hội An, Đà Nẵng nên việc kết nối tour, tuyến với các trung tâm du lịch trên hết sức khó khăn. Do đó, du khách đến với địa phương còn hạn chế về số lượng.

“Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới, huyện tiếp tục kiến nghị các cấp, ngành của tỉnh có cơ chế hỗ trợ kinh phí nâng cấp mặt đường cho các tuyến đạp xe nội bộ trong Làng cổ Lộc Yên, xóm Bàu, hỗ trợ kinh phí giải tỏa, mở mới một tuyến đường bìa Làng Lộc Yên khớp nối các tuyến nội bộ đã có, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông đi một chiều vào Làng. Đồng thời, kết nối các nhà đầu tư hỗ trợ dân Lộc Yên làm sản phẩm du lịch, vì hiện nay Lộc Yên thật sự chưa có sản phẩm bổ trợ để tăng hoạt động của du khách khi đến với Lộc Yên”, ông Lin nói thêm.

Khó vì hạ tầng

Trên thực tế, nhiều địa phương tại Quảng Nam có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng do hạn chế về điều kiện phát triển chung, như tiếp cận giao thông khó khăn, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nên du lịch nông thôn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, các địa phương đã có hỗ trợ cho du lịch nông thôn thông qua mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, tuy nhiên chưa có sự thống nhất về quy mô và định mức hỗ trợ dẫn đến dàn trải và manh mún.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam cho hay trên địa bàn đã có 30 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống của tỉnh đã được đưa vào khai thác và thu hút nhiều khách du lịch trong nước, quốc tế như Làng rau Trà Quế, Làng mộc Kim Bồng, Làng gốm Thanh Hà… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách mạnh mẽ đầu tư phát triển du lịch, nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế, dẫn đến cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu và chưa đồng bộ.

“Cần sớm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù trong thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, các dự án động lực, quy mô, đẳng cấp để thúc đẩy phát triển du lịch từ khu vực ven biển phía Nam Hội An đến giáp Quảng Ngãi, ven sông Cổ Cò, Thu Bồn và Trường Giang, hồ Phú Ninh, xã đảo Tam Hải,...; đồng thời phát triển hệ thống hạ tầng giao thông gắn với hệ thống thông tin truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường... đảm bảo đồng bộ để phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, cần thực hiện việc tích hợp quy hoạch du lịch vào quy hoạch chung của tỉnh Quảng Nam đạt chất lượng tốt, là cơ sở quan trọng cho đầu tư các sản phẩm, dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn”, ông đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Lê Quốc Việt, Chủ nhiệm Câu lạc bộ điểm đến Quảng Nam – Gìn giữ giá trị văn hóa bản địa, cho rằng việc di chuyển giao thông từ Hội An đến các địa phương khác đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, hạ tầng tại điểm đến vẫn chưa thực sự phát triển, hầu như đang mang tính tự phát.

“Các địa phương cần chú trọng đầu tư hoặc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú có chất lượng hơn, đào tạo người dân trong việc cung cấp thông tin du lịch, đón tiếp khách, hướng dẫn khách để đảm bảo an toàn, vệ sinh. Ngoài ra, các địa phương cũng cần đánh giá tệp khách hàng để phục vụ, như đối với khách phượt mê trải nghiệm, nếu địa phương còn thiếu cơ sở hạ tầng, thì cần dùng kinh phí để đầu tư”, ông Việt nhận định.

Kỳ II: Giải pháp gỡ vướng

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam (Kỳ I): Nhiều điểm nghẽn tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713892960 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713892960 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10