Các chuyên gia nhận định, năm 2023 là năm đan xen nhiều thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp nói riêng và ngành du lịch nói chung.
>>Du lịch nông thôn: Cần cơ chế khuyến khích doanh nghiệp
Theo dữ liệu Tổng cục Du lịch vừa công bố, trong tháng 1 Việt Nam đón lượng khách nội địa ước đạt 13 triệu lượt, gấp gần 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 4,5 triệu lượt khách lưu trú. Đây là lượng khách du lịch nội địa cao nhất trong 5 năm trở lại, tính từ 2018 khi Tổng cục Du lịch cung cấp số liệu thống kê lượt khách từng tháng.
Khách quốc tế đạt gần 872.000 lượt, tăng 23,2% so với tháng 12/2022. Các thị trường lớn gồm Hàn Quốc (gần 259.000 lượt), Mỹ (gần 78.000), Thái Lan (gần 55.000), Australia (khoảng 44.000), Nhật Bản (khoảng 34.000). Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không cao nhất, với hơn 800.000 lượt, tiếp đến là đường bộ hơn 65.000 và đường biển khoảng 5.600.
Các thị trường khác cũng tồn tại nhiều bất ổn do tình hình chính trị, kinh tế suy thoái. Mục tiêu toàn ngành du lịch 2023 đón chỉ 8 triệu lượt khách quốc tế, bằng 45% so với trước dịch, doanh thu dự kiến 650.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt Tours đánh giá, năm 2022, du lịch Việt Nam có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Du lịch nội địa ngoạn mục đạt 101,3 triệu lượt khách, vượt 68,9% chỉ tiêu 2022; tăng 19,2% so với 2019; những con số mơ ước của nhiều quốc gia. Outbound chưa có số liệu nhưng tương đối khả quan. Inbound chỉ đạt 3,5 triệu lượt, bằng 70% chỉ tiêu, giảm 80,6% so với 2019.
Theo ông Mỹ, du lịch Inbound thế giới chưa nước nào vượt qua 50% lượng khách 2019. Năm 2022, Thái Lan đón hơn 10 triệu khách quốc tế, Việt Nam là 3,5 triệu. Con số này 2019 là gần 40 triệu và hơn 18 triệu. Với các nước, số lượng khách không quan trọng bằng tổng doanh thu, đặc biệt là chi tiêu đầu khách. Đó là một năm nỗ lực của du lịch Việt Nam.
Đánh giá về tình hình khách du lịch thời gian qua, Phó tổng giám đốc Vietravel ông Huỳnh Phan Phương Hoàng, cho biết du lịch có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng chính vẫn nằm ở thị trường trong nước. Du lịch nội địa vẫn là thị trường kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tần suất bay của các hãng đã tăng nhiều chuyến, hệ thống cung ứng trong nước phục hồi, có nhiều sản phẩm mới, lạ.
>>Phong Nha - Kẻ Bàng: Đón đầu xu hướng du lịch mạo hiểm
>>Hướng đi mới khắc phục du lịch mùa vụ tại Chùa Hương
Bên cạnh khách quốc tế, bức tranh du lịch nội địa năm 2023 cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm. Với những gì đã diễn ra trong năm 2022, hiện có hai luồng ý kiến về xu hướng du lịch của khách hàng nội địa trong năm tới: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, du lịch nội địa sẽ trở về với trạng thái bình thường như trước COVID-19. Số còn lại cho rằng khách du lịch nội địa sẽ bớt đi theo quy luật, tức là hoạt động du lịch có thể trải dài nhiều tháng như năm 2022 chứ không chỉ tập trung vào mùa hè.
Ngoài ra các dịp cuối tuần cũng được nhiều du khách quan tâm và lựa chọn những điểm đến gần, tuy nhiên đa số đều nhận xét rằng bài toán khó của du lịch nội địa trong năm 2023 là dù nhu cầu tăng cao, du khách sẽ dè dặt hơn trong chi tiêu. Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm mới đảm bảo tính hấp dẫn nhưng cũng cần quan tâm tới túi tiền của du khách.
Đa số doanh nghiệp nhận định các gói tour khó có thể giảm giá sâu hơn nữa. Nhưng trong hai năm qua các đơn vị trong ngành du lịch đã đưa ra những mức giá hợp lý để kích cầu. Do đó, ở thời điểm hiện tại rất khó để có những chương trình giá shock như trước thay vào đó các doanh nghiệp du lịch sẽ tìm những phương hướng hỗ trợ khác.
Vấn đề du lịch Việt đón khách quốc tế giảm đến 80,6% cũng được ông Mỹ bày tỏ quan điểm rất rõ cần được quan tâm trong năm 2023, ông cho rằng: “Gốc của mọi vấn đề là con người, nhất là các cấp quản lý. Du lịch thiên hạ là Industry - công nghiệp đúng nghĩa. Du lich Việt là Services – dịch vụ thập cẩm”. “Cốt lõi vấn đề du lịch Việt chậm chân là chưa đủ hấp lực” – ông Mỹ khẳng định.
Có thể bạn quan tâm