Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi): Cân nhắc các quy định về thuế, phí

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định liên quan đến thuế, phí…

>> Đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4794/BTP-VĐCXDPL của Bộ Tư pháp về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) - (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4794/BTP-VĐCXDPL của Bộ Tư pháp về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) - Ảnh minh họa

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) - Ảnh minh họa

Cụ thể, góp ý về thuế sử dụng đất đối với các dự án đô thị đã được đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng, Dự thảo đưa ra Chính sách 3 về nâng cao năng lực tài chính – ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của thủ đô. Trong đó có đề xuất giải pháp thứ hai là “Được quy định tăng thuế suất của thuế sử dụng đất đối với diện tích đất ở, nhà ở tại các dự án đô thị đã được đầu tư hạ tầng cơ bản thiết yếu trong trường hợp chủ đầu tư dự án không đưa dự án vào sử dụng sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc dự án theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư”.

VCCI cho rằng, chính sách này được suy đoán là một công cụ kinh tế khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa dự án đô thị đã được đầu tư hạ tầng vào sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn đẩy nhanh đưa dự án vào sử dụng để sớm thu hồi chi phí đã bỏ ra đầu tư vào hạ tầng nhưng dự án vẫn bị chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan khác, thậm chí có cả những trường hợp do lỗi của cơ quan Nhà nước khi chậm thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nếu trong những trường hợp như vậy mà chủ đầu tư lại phải nộp thuế sử dụng đất cao hơn thì không có tác dụng thúc đẩy mà thậm chí còn gây thêm khó khăn cho chủ đầu tư, khiến dự án càng chậm được đưa vào sử dụng.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại về tính hợp lý của đề xuất chính sách này.

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các quy định liên quan đến thuế, phí - Ảnh minh họa

Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc các quy định liên quan đến thuế, phí - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, về phí và lệ phí nằm ngoài Danh mục của Luật Phí và lệ phí, chính sách 3 của Dự thảo đề xuất cho phép chính quyền Hà Nội áp dụng những khoản phí chưa được quy định trong Danh mục của Luật Phí và lệ phí. Việc này có thể giúp chính quyền Hà Nội có thể cung cấp thêm các dịch vụ công phù hợp với đặc điểm của thành phố mà không cần thiết phải sửa đổi văn bản ở cấp luật.

Tuy nhiên, theo VCCI, việc thống nhất danh mục tại Luật Phí và lệ phí trước đây là nhằm tránh tình trạng các cơ quan Nhà nước đặt ra các loại phí, lệ phí bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Do đó, việc cho phép chính quyền Hà Nội đặt ra loại phí mới cần được thực hiện một cách thận trọng.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm các nguyên tắc để bảo đảm tránh sự tuỳ tiện khi thực hiện gồm:

Thứ nhất, việc đặt thêm các loại phí mới vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc của Luật Phí và Lệ phí, gồm có: phí phải gắn liền với việc cung cấp dịch vụ công, mức phí nhằm bù đắp chi phí.

Thứ hai, việc đề xuất và ban hành loại phí mới phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Bộ thuộc lĩnh vực dịch vụ công liên quan; đồng thời phải tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động như người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đại diện.

Thứ ba, công tác thẩm định đề xuất chính sách và dự thảo văn bản pháp luật về loại phí mới phải được thực hiện theo hình thức Hội đồng thẩm định với đầy đủ thành phần các bên liên quan, nhất là đại diện của nhóm đối tượng chịu tác động.

Ngoài các nội dung đã nêu, tại văn bản góp ý của mình, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số quy định liên quan đến nội dung về: Tăng thuế gián thu điều tiết tiêu dùng; UBND cấp huyện thu thuế.

Đặc biệt, về cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp, VCCI cho rằng, một số đô thị lớn trên thế giới đã thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện việc tiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp về những vấn đề đô thị. Các vấn đề được người dân phản ánh rất đa dạng từ việc lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép, đèn giao thông bị hỏng, lối đi bố trí không hợp lý, thiếu điểm đỗ xe bus, cửa hàng làm ồn, đỗ xe chắn lối đi, trộm cắp tài sản, cây đổ, đổ trộm rác thải… Trung tâm này tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp một cách rất thân thiện thông qua điện thoại, website và ứng dụng. Trung tâm sẽ ghi nhận các vấn đề phản ánh vào cơ sở dữ liệu chung, rồi phân loại, chuyển đến cho sở ngành phụ trách và theo dõi báo cáo việc xử lý phản ánh.

“Một cơ chế như vậy có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền và cư dân, đồng thời giúp giải quyết tốt các vấn đề đô thị tồn tại. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung một cơ chế tương tự vào Dự thảo Luật Thủ đô để có cơ sở pháp lý thực hiện”, VCCI góp ý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi): Cân nhắc các quy định về thuế, phí tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714068047 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714068047 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10