Tập đoàn Đức Long Gia Lai có thể coi là may mắn khi thoát nạn phá sản, nhưng đối tác hợp tác làm ăn sẽ kiêng dè, đây là bài học cho cái thói chây ì trong trả nợ.
>>Mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp chậm đóng BHXH kéo dài
Chây ì, chậm trả nợ nhiều năm có thể là một “thói quen” của doanh nghiệp Việt. Nó không xảy ra với doanh nghiệp này, nhưng lại xảy ra với doanh nghiệp khác và sẽ có những bài học phải trả giá.
Ngày 16-11, TAND cấp cao tại Đà Nẵng cho biết đã ban hành quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9-10-2023 (QĐ-01) của TAND tỉnh Gia Lai đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG). Lý do được ra là Tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập phiên họp để kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và đồng thời tạo điều kiện cho hai công ty thương lượng thanh toán nợ.
Điều này có lợi cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai nhưng danh tiếng thì không còn, từ đây về sau sẽ rất khó có đối tác hợp tác vì thói chây ì trả nợ.
Theo thông tin từ Tập đoàn Đức Long là doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, có nhiều chi nhánh và cơ sở hoạt động ở nhiều địa phương khác nhau, hiện đang hoạt động kinh doanh bình thường, có nhiều công nhân lao động. Theo báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây và 9 tháng đầu năm 2023, kết quả kinh doanh có lợi nhuận.
Có lợi nhuận, nhưng tại sao 14,7 tỷ nợ nhiều năm không trả. Công ty CP Lilama 45.3 cho biết đơn vị và Đức Long Gia Lai đã ký kết hợp đồng kinh tế vào năm 2016. Tuy nhiên, Đức Long Gia Lai đã không tuân thủ việc thanh toán theo thỏa thuận cho Lilama 45.3. Mặc dù đã gia hạn thời gian thanh toán cuối cùng cho Đức Long Gia Lai là ngày 30-9-2020. Tháng 6 năm 2022, Lalima 45.3 khởi kiện Đức Long Gia Lai ra TAND TP Pleiku và có phán quyết Đức Long Gia Lai phải trả cho Lalima 45.3 hơn 17 tỷ đồng (cả tiền lãi). Nhưng từ đó đến nay Lalima 45.3 vẫn ngậm ngùi đi đòi nợ mặc dù đã có phán quyết của toà, và hơn thế nữa hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong hơn 6 năm.
>>Mất khả năng thanh toán, Đức Long Gia Lai bị mở thủ tục phá sản
Một Tập đoàn khẳng định có hơn 1000 tỷ nhưng lại không thu xếp nổi để trả hơn 17 tỷ tiền nợ (cả tiền lãi) dẫn đến đối tác phải yêu cầu phá sản. Chưa biết, hai bên sẽ dàn sếp đi đến đâu, nhưng chắc chắn uy tín và danh dự của Tập đoàn Đức Long Gia Lai sẽ đi xuống, và đối tác sẽ dè dặt hơn trong hợp tác kinh tế giữa đôi bên.
Một ví dụ được chứng kiến, một doanh nghiệp chuyên vận tải hàng hoá thuê ở Gia Lai, đêm 30 Tết phải đi ra Đắk Nông với vài trăm km để đòi nợ đối tác là Công ty TNHH Xuân Linh Đắk Nông. Trong khi đó, cuối năm doanh nghiệp vận tải kia cũng phải trả nợ ngân hàng, trả lương nhân viên, trả nợ bên mua vật liệu, nhưng sau khi hoàn thành công trình, tiền không được thanh toán mà vẫn phải lặn lội đi đòi nợ. Hai năm sau, doanh nghiệp vận tải kia ở Gia Lai cho biết vẫn chưa đòi được khoản nợ gần gần 500 triệu đồng ở Đắk Nông. Chỉ đến khi khởi kiện yêu cầu phá sản, đối tác kia mới trả được ít nợ. Chây ì, chậm trả dẫn đến không có đối tác làm ăn, Công ty Xuân Linh phải phá sản, chủ doanh nghiệp đi lái xe thuê. Một bài học nhãn tiền về nợ doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt và đủ tài sản trả nợ nhưng không hiểu sao, vẫn trốn tránh trách nhiệm, chây ì khiến cho hoạt động của đối tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ đến khi bị đối tác kiện, yêu cầu phá sản, lúc này mới lo đi trả nợ. Uy tín danh dự còn đâu, cực khổ xây dựng thương hiệu để lấy hai chữ uy tín nhưng vì ba đồng mà mất hết.
Có thể bạn quan tâm
Mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp chậm đóng BHXH kéo dài
09:00, 04/11/2023
Hải Dương: Doanh nghiệp bất động sản đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt vì hướng dẫn định giá đất
18:01, 03/11/2023
Cẩn trọng với tình huống đối tác phá sản
05:22, 12/10/2023
Vì sao Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản?
04:00, 06/09/2023