[ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Cục đường sắt Việt Nam: "Không phải muốn dừng là dừng!"

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ với báo chí mới đây của ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.

Hụt hơi trong cuộc đua thị phần với hàng không và đường bộ, thị phần vận tải ngành đường sắt hiện cũng ở mức thấp nhất.

Hoạt động phụ thuộc vào dự toán ngân sách giao hằng năm, nên khi “bầu sữa mẹ” này gián đoạn, Tổng công ty đường sắt VN (VNR) và 20 công ty thành viên đã kêu cứu khắp nơi về nguy cơ dừng tàu, thiếu tiền trả lương cho công nhân.

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, theo quy định, trước ngày 31.12 hằng năm, Bộ GTVT giao dự toán cho VNR để thực hiện các nhiệm vụ như tuần đường, gác chắn, đảm bảo an toàn giao thông và các nhiệm vụ khác. Sau đó, VNR ký hợp đồng công ích với hơn 20 công ty con (có tổng số 11.315 người lao động). Tuy nhiên, đến ngày 20.2 vừa qua, VNR vẫn chưa nhận được dự toán, khiến hơn 11.000 người lao động chưa có tiền lương từ đầu năm 2020 đến nay, dẫn đến nguy cơ phải dừng chạy tàu.

Cục trưởng Đường sắt khẳng định việc chạy tàu hay không phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Cục trưởng Đường sắt khẳng định việc chạy tàu hay không phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Nói về nguy cơ VNR dừng chạy tàu đường sắt quốc gia trong tháng 3 nếu không được giao vốn, trả lời trên Dân trí, ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng tuyên bố như vậy là hơi quá, hoạt động của đường sắt quốc gia là việc rất lớn và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

“Việc chạy tàu hay không phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đường sắt quốc gia không phải muốn chạy thì chạy, thích dừng là dừng! Vướng thì cùng nhau giải quyết chứ không thể vì vướng mà dừng chạy tàu” - Cục trưởng Đường sắt nói.

Theo Cục trưởng Cục Đường sắt, những vướng mắc của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang được tháo gỡ, Cục cũng rất nỗ lực để xúc tiến những giải pháp cần thiết, cùng VNR giải quyết khó khăn.

“Kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải chuyển về tài khoản của Cục từ ngày 31/12/2019. Thời gian qua, Cục Đường sắt đã 4-5 lần mời VNR lên làm việc để thương thảo hợp đồng đặt hàng theo quy định, nhưng phía VNR cho biết chưa có quy định nào cho phép VNR ký hợp đồng với 20 doanh nghiệp bảo trì, bởi vậy đến nay VNR chưa ký kết với Cục và việc giao vốn hàng năm cho VNR chưa thực hiện được” - ông Khôi thông tin.

Cục trưởng Đường sắt nhìn nhận vướng mắc lớn nhất hiện nay là chuyển kinh phí bằng hợp đồng đặt hàng với VNR. Tuy nhiên, về quy trình thủ tục, ông Khôi trao đổi về việc Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng vướng mắc như thế nào thì VNR phải hỏi, nhưng thời gian qua VNR không hỏi.

Liên quan tới những vướng mắc về cơ chế giao vốn cho VNR, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) được giao chủ trì, phối hợp với một số Cục, Vụ thuộc Bộ này cùng rà soát, tìm cách tháo gỡ vướng mắc về ngân sách cho ngành đường sắt theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Cho rằng để xảy ra tình trạng 20 doanh nghiệp đường sắt lao đao như hiện nay bắt nguồn từ việc thiếu hợp tác của VNR. Bộ GTVT cần họp bàn với các bên để giải quyết. Ngân sách đã có, vấn đề còn lại là Bộ Giao thông Vận tải cần họp với Cục Đường sắt và VNR để ký hợp đồng giải ngân vốn, nếu thủ tục chưa đầy đủ thì Bộ GTVT cần cho VNR tạm ứng ngân sách trả lương cho người lao động, ổn định đời sống, đảm bảo vận hành sản xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Cục đường sắt Việt Nam: "Không phải muốn dừng là dừng!" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713560624 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713560624 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10