>>>TP.HCM và ĐBSCL: Liên kết cùng phát triển

Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2021. Theo đó, tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP.HCM trong năm sau sẽ tăng lên 21% thay vì 18% như giai đoạn 2016 - 2021, tương ứng gần 6.000 tỷ đồng.

Với quy mô kinh tế chiếm gần 23% GDP cả nước, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau đại dịch sẽ tùy thuộc rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế TP.HCM. Do vậy, với sự tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP.HCM lên 21% sẽ giúp Thành phố trong bối cảnh khó khăn hiện nay có thêm nguồn lực để chi tiêu, hỗ trợ người dân và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.

Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP.HCM từ 18% lên 21% bắt đều từ năm sau.

Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP.HCM từ 18% lên 21% bắt đều từ năm sau.

Điều này không chỉ mang lại tác động đối với Thành phố, mà còn lan tỏa tích cực đến nhiều địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như đóng góp vào sự phục hồi chung của cả nước.

Năm 2021, tổng thu Ngân sách Nhà nước tại TP.HCM ước đạt 370.483 tỷ đồng, đạt 101,3% dự toán năm. Tổng vốn huy động tính đến ngày 01/11/2021 đạt 3.027,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 10,4% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ đạt 2.685 nghìn tỷ đồng, chiếm 88,7% tổng vốn huy động, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 12,4% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 342,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng vốn huy động, giảm 1,4% so tháng trước và giảm 3,4% so cùng kỳ.

Dưới tác động nặng nề của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 với biến thể Delta lây lan nhanh và diễn biến khó lường. TP.HCM phải giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5 và liên tiếp qua nhiều đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chình phủ và các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch trên toàn địa bàn Thành phố, mọi hoạt động kinh tế hầu như tê liệt, toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố ưu tiên tập chung cho công tác chống dịch. Đến hết ngày 30/9/2021, TP.HCM mở cửa kinh tế trở lại, bước đầu đi vào giai đoạn “bình thường mới”.

>>>Thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng TP.HCM + 6

Trong giai đoạn gần 5 tháng đóng cửa chống dịch, các kênh phân phối như chợ truyền thống, chợ tự phát, tiệm tạp hóa, cửa hàng… và 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất của Thành phố đều phải tạm ngưng hoạt động. Tiểu thương thất nghiệp, TP.HCM lên kế hoạch hỗ trợ tiểu thương các chợ truyền thống với tổng chi phí hơn 55 tỷ đồng.

Các kênh phân phối bị “đứt gãy”, dẫn đến tình trạng hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, hàng thiết yếu, người dân gặp rất nhiều khó khăn khi tìm nơi mua hàng, nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm giá cả tăng vọt, nhưng cũng không có hàng để mua. Trong khi đó, hàng hóa tại các tỉnh lân cận thì ùn ứ không thể tiêu thụ được, do không có thương lái thu mua và khó khăn trong khâu vận chuyển.

Đến giữa tháng 8/2021, UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị 11 về tăng cường giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, việc đi chợ của người dân gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mỗi hộ gia đình được phát phiếu đi chợ 1- 2 lần/tuần (đối với các khu vực vùng xanh, vùng vàng).

Đối với các khu vực nằm trong vùng cam, vùng đỏ, vùng có nguy cơ cao, người dân phải đăng ký “đi chợ hộ” thông qua các tổ hỗ trợ ở khu phố, cho đến đăng ký qua mạng rồi theo combo của siêu thị... Nhu cầu đặt hàng của người dân tại TP.HCM trong những ngày giãn cách tăng khoảng 200 - 500% so với thời điểm trước, dẫn đến các siêu thị bị quá tải về đơn hàng, thời gian giao hàng chậm, người dân không mua được hàng.

>>>TP HCM cần gần 1.000 ha đất cho kế hoạch phát triển nhà ở

Cũng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, tính đến tháng 11/2021, TP.HCM ghi nhận hơn 435.000 ca nhiễm (theo công bố của Bộ Y tế) và gần 18.000 ca tử vong vì COVID-19. TP.HCM cũng là địa phương có số ca tử vong cao nhất, chiếm 74% số ca tử vong do COVID-19 trên cả nước.

Năm 2021, TP.HCM cũng đã phải chứng kiến cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử, khi hàng chục nghìn lao động tự phát rời khỏi Thành phố về quê, ngay sau khi Thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, khiến cho việc phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp Thành phố sau dịch gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn lao động.

Theo Sở lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, khi Thành phố nới lỏng giãn cách xã hội từ ngày 1/10, đã có hơn 600.000 người lao động về quê tránh dịch, trong đó có 300.000 công nhân. Sau nửa tháng, các doanh nghiệp hoạt động trở lại, đã có hơn 140.000 người lao động quay rở lại làm việc.

Để thu hút và hỗ trợ người lao động quay trở lại, Thành phố đã có nhiều phương án cụ thể như tổ chức tiêm vaccine ngay khi người lao động vừa vào Thành phố, khu vực giáp ranh, tại nhà máy hoặc nơi lưu trú. Người ở tỉnh cần hỗ trợ đi lại có thể liên hệ với Sở Lao động nơi mình sống, Sở Giao thông Vận tải và Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ tổ chức đón.

Trong khi đó, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM cũng đã triển khai kế hoạch với tên gọi “combo việc làm 3 trong 1” giúp lao động hồi hương muốn quay lại Thành phố làm việc. Theo đó, từ 1/10 đến 30/11 người lao động khi liên hệ Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM sẽ được hỗ trợ “nhà trọ 0 đồng – test nhanh miễn phí – có việc làm ngay”.

>>>Chuyên gia, kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM

Người lao động khó khăn chỗ ở được Trung tâm giới thiệu đến các nhà trọ tại 21 quận, huyện, thành phố Thủ Đức ở miễn phí ít nhất tháng đầu tiên. Nếu chủ doanh nghiệp muốn nhân viên có kết quả xét nghiệm âm tính trong ngày phỏng vấn hoặc nhận việc, Trung tâm sẽ test nhanh miễn phí tại địa chỉ 1A Nguyễn Văn Lượng, phường 6, quận Gò Vấp. Thông qua trung tâm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 50.000 vị trí nên người thất nghiệp sẽ được giới thiệu việc làm ngay.

Trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 97.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường bởi tác động của dịch bệnh, trong đó, khoảng 48.500 chọn cách tạm ngừng kinh doanh, còn lại chờ làm thủ tục giải thể hoặc đã giải thể.

Riêng TP.HCM có 25.895 trường hợp, chiếm gần 27% số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên cả nước. Trong đó, khoảng 14.000 doanh nghiệp ngưng kinh doanh có thời hạn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh giai đoạn này chủ yếu thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ôtô, xe máy, xây dựng, công nghệ chế biến. 91% các trường hợp đóng cửa có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp quy mô vốn trên 100 tỷ đồng chiếm chưa đến 0,5%. Số doanh nghiệp "gạo cội" với thâm niên hoạt động hơn một thập kỷ tạm ngừng kinh doanh cũng biến động mạnh, tăng 15% so với cùng kỳ, lên đến 10.600 doanh nghiệp.

Trải qua gần nửa năm chống chọi với dịch bệnh, tạm ngưng sản xuất, kinh doanh, đa số doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng kiệt quệ. Bởi vậy, khi tái khởi động, tài chính trở thành vấn đề nan giải nhất, đặc biệt là khi chi phí sản xuất đang tăng chóng mặt, từ nguyên liệu đầu vào, xăng dầu, cước phí vận chuyển… đều đang “đạt đỉnh”.

Cụ thể hơn, nguồn tiền của các doanh nghiệp đã cạn. Phần lớn nguồn vốn dự trữ của các doanh nghiệp đã phải trưng dụng cho các chi phí phát sinh trong thời gian giãn cách xã hội. Do đó, hiện nay, doanh nghiệp đang phải gồng gánh để có thể duy trì một phần sản xuất trong điều kiện khó khăn.

Trong năm 2021, TP.HCM thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19. Đặc biệt, trong bốn tháng từ 30/5 đến 30/9, toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố tập trung toàn lực chống dịch. Do đó, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của TP.HCM đặt ra từ đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu không thể hoàn thành. 

Sau gần 150 ngày ưu tiên phòng chống dịch, kinh tế xã hội TP.HCM đã chịu tác động nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 của TP.HCM giảm 6,7% so với cùng kỳ (năm 2020 TP.HCM tăng 1,39%), không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 13,7%; công nghiệp, xây dựng giảm 13%; dịch vụ giảm 5,5%, tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm 15,8%...Đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế xã hội của TP.HCM ước tính thiệt hại kinh tế lên đến 273.000 tỷ đồng, tương đương 11,9 tỷ USD.

>>>TP.HCM thiệt hại khoảng 273.000 tỷ đồng vì dịch COVID-19

Tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 5,99%, nhưng quý IV giảm hơn 24%, kéo theo tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 dự kiến âm 6,78%. 

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, tăng trưởng âm 6,78% là chưa từng xảy ra trong 35 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch cũng có một số điểm sáng như tổng thu ngân sách đạt 101,3% so với dự toán năm 2021, tín dụng ngân hàng tăng trưởng ổn định. 

Bên cạnh những hệ quả về kinh tế - xã hội, người đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng chỉ ra, đại dịch COVID-19 đã bộc lộ ra ba vấn đề lớn Thành phố cần đặc biệt quan tâm, đó là: quản trị Thành phố trong tình hình mới; xây dựng hệ thông cơ sở dữ liệu và liên thông cơ sở dữ liệu trong hoạt động, vận hành công tác quản trị Thành phố; từ đổi mới công tác quản trị, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng Thành phố trong tương lai.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, Thành phố đặt ra chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp". Thành phố đề ra 19 chỉ tiêu, trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6%-6,5%, tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%...

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, việc đưa tốc độ tăng trưởng GRDP từ -6,78% lên 6 - 6,5% trong năm 2022 như chỉ tiêu đề ra là nhiệm vụ rất khó khăn. Tuy nhiên với nền tảng kinh tế và doanh nghiệp hiện hữu, cùng truyền thống năng động và sáng tạo của TP.HCM, người đứng đầu chính quyền TP.HCM tin rằng nếu có môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ hiệu quả thì kinh tế TP.HCM hoàn toàn có thể tăng trưởng theo hình chữ V.