Eximbank trước thềm ĐHCĐ 2020 lần 3: Cần gì để trở lại chính mình?

LÊ MỸ 13/08/2020 15:10

ĐHĐCĐ 2020 lần thứ 3 của Eximbank sẽ diễn ra tại Hà Nội vào mấy ngày nữa. Điều gì sẽ cứu ngân hàng này thoát kịch bản bất thành như những lần trước?

Eximbank “sáng đèn” đại hội suốt mùa COVID-19

Khi mùa đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHCĐ) 2020 của hầu hết các tổ chức niêm yết đều đã vãn, kế hoạch ĐHCĐ của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vẫn chưa thể hoàn thành. 2 kỳ ĐHCĐ liên tiếp bất thành, chưa kể 1 kỳ ĐHCĐ bất thường theo yêu cầu của các cổ đông lớn vào tháng 6 cũng bất thành – và cả 3 vì một nguyên do: Không đủ tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tham dự.

ĐHĐCĐ 2020 đầu tiên của Eximbank vào ngày

ĐHĐCĐ 2020 đầu tiên của Eximbank vào ngày 30/6/2020 chỉ có 133 cổ đông đại diện 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự

Theo đó, Eximbank tiếp tục là ngân hàng “sáng đèn” nhất trên các phương tiện thông tin về sự phức tạp và thiếu thống nhất cao độ của các nhóm cổ đông. Dù có Hội đồng Quản trị, có Ban điều hành, trên cao nữa có ĐHĐCĐ và cao hơn nữa là cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng ngân hàng này mỗi kỳ tiến hành đại hội lại mang đến cảm giác phấp phỏng cho người dự như hình ảnh “con thuyền không bến” – chưa biết đi về đâu và rồi sẽ ra sao.

Nói Eximbank như “con thuyền không bến” là không hề quá khi qua diễn biến của các kỳ đại hội bất thành, quyền lực cao nhất tại một tổ chức doanh nghiệp đại chúng dường như đã bị chính các cổ đông khước từ. Dù vậy, Eximbank vẫn đang tiếp tục hoạt động. Giữa dòng sự kiện với các vị trí lãnh đạo cấp cao thường xuyên bị thay đổi, bổ nhiệm mới, xen kẽ là các thưa kiện, phản hồi Nghị quyết HĐQT bổ nhiệm không có hiệu lực…, HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020, Ban điều hành của ngân hàng nói chung, vẫn nỗ lực để chèo chống đưa Eximbank khắc phục các vấn đề trong kinh doanh, tái cấu trúc và tạm thời có một Eximbank đang có nợ xấu dưới tỷ lệ quy định, cố gắng tất toán trái phiếu VAMC, đồng thời có lãi (trên Báo cáo thường niên tại 31/12/2019 và Báo cáo tài chính tại 30/6/2020).

Cơ cấu HĐQT Eximbank theo BCTN 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2020, các vị trí đã thay đổi như: Ông Cao Xuân Ninh (Chủ tịch) từ nhiệm, thay bằng ông

Trong 6 tháng đầu năm 2020, ông Cao Xuân Ninh (Chủ tịch Eximbank) từ nhiệm, ông Yasuhiro Saitoh được bổ nhiệm tân Chủ tịch; miễn nhiệm ông Đặng Anh Mai -Phó Chủ tịch, bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông TVHĐQT giữ chức Phó Chủ tịch

Nhưng, vẫn phải nói rằng kết quả ấy lùi lại của 2019 và cả 2 năm liền trước, dù có kiểm toán, báo cáo lên HoSE và được các nhà đầu tư tham chiếu, song, vẫn chưa được thông qua bởi ĐHCĐ quyền lực. Cũng như năm 2020, Eximbank đang tiếp tục chưa được thông qua các vấn đề về kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh năm nay, các định hướng quan trọng trong hoạt động lẫn vấn đề ngân sách. Con thuyền Eximbank vì vậy, tiếp tục bị quay vòng trong các dòng sự kiện hỗn độn và thậm chí cả tăm tiếng, hình ảnh xấu đi của chính mình vì sự bất thành liên tiếp – chưa từng có tiền lệ - ở các mùa ĐHCĐ.

Eximbank là ngân hàng có nền tảng hệ thống và tình hình tài chính tương đối mạạnh

Eximbank là ngân hàng có nền tảng hệ thống và tình hình tài chính tương đối mạnh. Kết quả kinh doanh tại cuối 2019 của Eximbank đang phản ánh chiều hướng ngày càng tích cực hơn (nguồn: BCTN 2019 Eximbank)

Ai có thể nắm ngọn cờ thay đổi thế cục ở Eximbank?

Những hỗn độn, mâu thuẫn tại Eximbank, được biết đến từ sự không thống nhất giữa các nhóm cổ đông ngân hàng, thể hiện rõ nhất qua các tranh cãi dẫn ĐHCĐ đi đến bất thành hoặc không có mặt tham dự ĐHCĐ.

Theo ghi nhận dữ liệu từ Eximbank, các nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng tạm thời gồm có: Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đang nắm 15% cổ phần EIB và là cổ đông chiến lược của Eximbank từ 2007 cho đến nay; Quỹ VOF Investment Limited của VinaCapital nắm 4,97%; Vietcombank nắm 4,82% và các cổ đông khác 75,21%. Theo danh sách này thì chỉ có SMBC là cổ đông lớn nhất (trên 5%).

Tuy nhiên theo nguồn dữ liệu và thông tin tổng hợp, hiện Eximbank đang có nhiều cổ đông cá nhân tập trung theo nhóm cổ đông và nếu thống kê theo nhóm từ cá nhân sở hữu vốn đó, tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại EIB/ nhóm khá cao và tính chi phối nhất định. Chẳng hạn, tại kỳ ĐHCĐ 2018 – kỳ ĐHCĐ gần nhất thành công mà Eximbank cũng đã thành công bầu bổ sung TVHĐ mới tham dự HĐQT - thì Thành viên này được cho là đến từ đại diện cho nhóm cổ đông có liên quan đến một Ngân hàng TMCP có trụ sở tại TP.HCM.

Tại kỳ ĐHCĐ 2019 của EIB, có thông tin cho rằng nhóm cổ đông đại diện trên đã nắm tới trên 30%, thậm chí là 35% cổ phần Eximbank. Tuy nhiên, một cổ đông có liên quan đến Thành viên cấp cao HĐQT của ngân hàng TMCP này, đã có ý kiến trực tiếp ngay khi ĐHCĐ Eximbank vừa mới bước qua khâu thống kê tỷ lệ số cổ đông đủ cổ phần tham dự. Vị cổ đông đứng lên yêu cầu bác bỏ tỷ lệ số cổ phần nói trên không đủ tư cách đại diện cho ngân hàng TMCP tại Eximbank và dẫn ra các lý do tranh chấp, dẫn đến kỳ ĐHCĐ này của Eximbank cũng đi vào ngõ cụt.

Cơ cấu cổ đông Eximbank tại cuối 2019 thể hiện trên giấy tờ về phía cổ đông tổ chức, chỉ có SMBC là cổ đông lớn nhất trên 5%

Cơ cấu cổ đông Eximbank tại cuối 2019 thể hiện trên giấy tờ về phía cổ đông tổ chức, chỉ có SMBC là cổ đông lớn nhất trên 5% (nguồn: BCTN 2019 Eximbank)

Trong suốt thời gian qua, dữ liệu giao dịch cổ phiếu của Eximbank có không ít biến động. Một nguồn tin cho biết, hiện nhóm cổ đông ngân hàng khác vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn tại Eximbank nhưng không ổn định và thời gian nắm giữ không liên tục.

Ngoài ra, cuối 2019, một nhóm cổ đông mới nổi khác đến từ một Tập đoàn phân phối ô tô, được cho là Hyundai Thành Công, cũng đã tham gia nắm giữ cổ phần Eximbank. Cũng theo một nguồn tin riêng, nhóm cổ đông này đang chiếm tỷ lệ cổ phần không nhỏ, rất có thể đủ để có quyền cử đại diện vào nhân sự Eximbank theo quy định.

Do “thế lực” các nhóm cổ đông đang bị dàn hàng ngang, khá tương đương nhau và đang mâu thuẫn lợi ích lẫn nhau, không loại trừ mục tiêu thâu tóm như thị trường vẫn “kháo”, Eximbank đang thiếu sự vượt lên của một “thế lực” nhất định, đảm bảo yếu tố trong sạch, lành mạnh, không dẫn Eximbank đến những con đường bất lợi cho hướng phát triển dài hạn của ngân hàng như bài học của Sacombank khi sáp nhập ngân hàng Phương Nam, đủ để thuyết phục các cổ đông lớn tuổi, nhỏ lẻ đứng ngoài theo mình và ủng hộ cho các kỳ ĐHCĐ. Ngân hàng này thực sự cần một ai đó đủ sức mạnh cả về năng lực tài chính lẫn "chân lý" của người tham gia góp vốn vì mục tiêu đưa tất cả “nhìn về một hướng”. Nhưng trong khi chưa có, các nhóm cổ đông trên nếu được sự đồng thuận của một nhóm cổ đông có tỷ lệ lớn còn lại, thì cán cân sẽ nghiêng và họ cũng sẽ có cơ hội vượt lên.

Tâm điểm chú ý vì lẽ đó, đã đặt vào SMBC, cổ đông nước ngoài được kỳ vọng sẽ giữ quan điểm khách quan vì một mục tiêu phát triển Eximbank dài hạn ở cả góc độ lợi ích của khoản hợp tác đầu tư lâu năm lẫn góc độ “ngoại giao” thương mại. Chỉ cần SMBC nghiêng về nhóm cổ đông nào, “cờ” của nhóm đó sẽ có cơ hội phất.

SMBC đang… chọn gì?

Trong những kỳ ĐHCĐ thường niên bất thành của Eximbank vừa qua, năm 2019 ghi nhận có sự tham dự của đại diện SMBC. ĐHCĐ 2020, một thành viên cấp cao trong HĐQT của Eximbank cho biết, SMBC không ủng hộ. Và điều đó theo ông này thể hiện qua việc tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự ĐHCĐ liên tục dưới mức quy định.

Lần lại diễn biến từ các thông tin xoay quanh SMBC thời gian qua, có vẻ như các mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông Eximbank thực tế cũng khiến SMBC có không ít…hoang mang. Hoặc những động thái của SMBC cũng đã và đang làm hoang mang các cổ đông nhỏ lẻ còn lại tại Eximbank.

Chẳng hạn, trước 2019, SMBC liên tục khẳng định họ là nhóm cổ đông đối tác chiến lược đã và sẽ tiếp tục đồng hành vì một Eximbank phát triển. SMBC trước đó, có tới 6 nhân sự lãnh đạo cấp cao được biệt phái tới làm việc tại Eximbank. Tuy nhiên, cũng năm 2019, một Phó Chủ tịch HĐQT của Eximbank- một trong 6 nhân sự biệt phái của SMBC - đã từ nhiệm (Theo thông tin được biết là do vị này phản ứng trước đường lối chào đón một nhóm cổ đông ngân hàng khác vào Eximbank). Kế đó, SMBC liên tục “rút người” và chỉ để lại 2 nhân sự hiện tại ở đối tác Eximbank. Gần nhất, khi Eximbank thông qua bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT là ông Yasuhiro Saitoh, SMBC đã có văn bản thông báo ông Saitoh không phải là người đại diện vốn và không liên quan SMBC. Đồng thời sau đó, đã có văn bản yêu cầu ĐHCĐ bất thường để bãi nhiệm TVHĐT.

Một thông tin khác cũng liên quan đến hướng đi của SMBC là vào năm 2019, thị trường đồn đoán SMBC có thể muốn bán vốn cổ phần EIB. Thậm chí, có nguồn tin nói rằng SMBC đã từng kết nối tìm cơ hội bán vốn EIB qua các brokers ở thị trường Hồng Kong và Singapore (?). Đến hiện tại, nếu theo văn bản của SMBC rằng ông Saitoh không đại diện vốn cho họ; trong khi đó theo báo cáo thường niên 2019 của Eximbank, ông Yutaka Moriwaki cũng không còn là TV HĐQT từ ngày 9/12/2019, vậy SMBC không còn người đại diện vốn trong HĐQT của Eximbank?

Một hình ảnh minh họa trong BCTC 2019 Eximbank, cho phần Eximbank AMC. Sau rất nhiều xáo trộn, biến động và các kỳ ĐH mất công, tốn sức, tiêu hao tài lực, liệu các cổ đông nhỏ lẻ của Eximbank còn đủ sức và kiên nhẫn để chờ đợi một

Một hình ảnh minh họa trong BCTC 2019 Eximbank, cho phần Eximbank AMC. Sau rất nhiều xáo trộn, biến động và các kỳ ĐHCĐ mất công, tốn sức, tiêu hao tài lực, liệu các cổ đông nhỏ lẻ của Eximbank còn đủ sức và kiên nhẫn để chờ đợi một "New Eximbank" hoàn thiện, mạnh mẽ, tất cả cùng nhìn chung một hướng?

Mọi con mắt vì vậy lại thêm một lần nữa tiếp tục đổ dồn, nhìn về sự hiện diện qua lá phiếu lựa chọn của SMBC tại kỳ ĐHCĐ lần thứ 3 của Eximbank, ở Hà Nội.

Sau 5 lần ĐHCĐ bất thành tính cả 2019-2020, Eximbank sẽ tiến hành ĐHCĐ 2020 lần thứ 3 tại Hà Nội vào ngày 17/8 tới đây. Là một ngân hàng mà hầu hết cổ đông “cắm rễ’ khu vực TP HCM, việc lựa chọn địa điểm mới để ĐHCĐ theo một Thành viên HĐQT Eximbank, là để phù hợp với quy định không tụ tập trong các sự kiện quá 30 người nhằm chống dịch mà UBND TP HCM đã ra văn bản ban hành. Mặt khác, đây là địa điểm gần hơn với cơ quan quản lý- Ngân hàng Nhà nước và Eximbank kỳ vọng NHNN sẽ có sự hỗ trợ nhất định để ĐHCĐ 2020 có thể được tiến hành suôn sẻ.

Người Việt có câu “quá tam ba bận”, Eximbank đã đại hội bất thành tới 5 lần. Tuy nhiên nếu chỉ tính riêng 2020, họ vẫn mới chỉ có 2 kỳ “sáng đèn” triệu tập cổ đông chưa bao gồm kỳ đại hội bất thường. Hy vọng đổi địa điểm, đổi… phong thủy, ĐHĐCĐ của Eximbank biết đâu đổi vận!

Có thể bạn quan tâm

  • Eximbank: ĐHĐCĐ 2020 lần 2 tiếp tục bất thành

    Eximbank: ĐHĐCĐ 2020 lần 2 tiếp tục bất thành

    10:45, 29/07/2020

  • ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank: Lại không thể tiến hành, các nhóm cổ đông tiếp tục bất đồng

    ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank: Lại không thể tiến hành, các nhóm cổ đông tiếp tục bất đồng

    14:30, 30/06/2020

  • ĐHCĐ Eximbank 2020: Không đủ điều kiện tiến hành, sẽ triệu tập đại hội lần 2

    ĐHCĐ Eximbank 2020: Không đủ điều kiện tiến hành, sẽ triệu tập đại hội lần 2

    11:14, 30/06/2020

  • Nóng trước thềm Đại hội: Eximbank có Chủ tịch mới

    Nóng trước thềm Đại hội: Eximbank có Chủ tịch mới

    19:04, 25/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Eximbank trước thềm ĐHCĐ 2020 lần 3: Cần gì để trở lại chính mình?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO