FED tăng lãi suất: Vòng tròn luẩn quẩn!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/05/2023 04:30

Chính Chủ tịch FED, ông Jerome Powell khẳng định: “Đừng mong đợi một đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2023. Điều đó chỉ xảy ra khi và chỉ khi lạm phát quay đầu”.

FED phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp

FED phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp

>>Hội nghị Jackson Hole "hé lộ" thế khó của FED

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rục rịch tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp kể từ tháng 3 năm ngoái sau khi lạm phát của Mỹ liên tục tăng mạnh. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Ngân hàng Bank of America đưa ra 12 biểu đồ định lượng chứng minh nền kinh tế số 1 thế giới đã thực sự suy thoái.

Tiền lương tăng trong môi trường lao động bị thắt chặt, giá nhiên liệu cao và nguồn cung một số mặt hàng quan trọng bị bóp lại. Tuy nhiên, đây chỉ là các biểu hiện bề nổi có thể nhìn thấy ở mọi nền kinh tế.

Việc FED liên tục thắt chặt tiền tệ cho thấy sự bế tắc của kinh tế Mỹ - nền kinh tế tư bản điển hình. Đầu tiên, chúng phản ánh quy luật “khủng hoảng có tính chất chu kỳ”, trước đây chu kỳ là 30 năm, rút lại 20 năm và bây giờ là 10 năm.

Chu kỳ khủng hoảng rút ngắn là hệ quả của nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng, nói cách khác, tăng trưởng kinh tế càng nhanh càng dễ rơi vào suy thoái. Đó là lỗi hệ thống chứ không chỉ là dịch bệnh COVID-19, chiến sự Nga – Ukraine hay đổ vỡ quan hệ Trung - Mỹ.

Nợ công Mỹ liên tục tăng, Quốc hội Mỹ liên tục chiều lòng Tổng thống và nội các nâng trần nợ công, bảm đảm ngân sách hoạt động cho Chính phủ, cũng như các khoản khổng lồ đầu tư hạ tầng, an ninh; viện trợ bên ngoài,…

Tính đến tháng 1/2023, nợ công của Mỹ chính thức chạm trần 31,4 nghìn tỷ USD, khiến Bộ Tài chính nước này bắt đầu phải áp dụng “các biện pháp đặc biệt” nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể duy trì việc chi trả các hoạt động của Chính phủ.

FED là tổ chức bơm tiền cho chính phủ Mỹ hoạt động thông qua thu mua trái phiều chính phủ. “Tài sản tín chấp” cho các khoản vay chính là khả năng đóng thuế của dân chúng, doanh nghiệp.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) nhận định, các khoản thu thuế sẽ không theo kịp với chi phí phúc lợi an sinh xã hội ngày càng tăng ở Mỹ. Do đó, cần thêm 19 nghìn tỷ USD để vận hành các chương trình lớn của Tổng thống Mỹ.

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa vào tháng 6 tới!

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa vào tháng 6 tới!

>>Nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ 

FED và chính phủ vừa vô tình, vừa hữu ý làm tăng lượng tiền bơm ra trong nền kinh tế, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lạm phát. Và bây giờ, các chuyên gia giỏi nhất cũng không biết làm thể nào để “tiêu” hết hàng nghìn tỷ USD cấp phát cho dân chúng trong 2 năm đại dịch.

Tăng lãi suất là biện phát kỹ thuật đơn giản thu hẹp dòng tiền đổ vào nền kinh tế, đi kèm với thông điệp “chính phủ không khuyến khích mở rộng đầu tư”. Do vậy, việc làm không được tạo ra, lợi nhuận doanh nghiệp ít lại, suy yếu khả năng nộp thuế.

Hệ quả là gì? Chính phủ tiếp tục bội chi và thâm hụt. Tuy nhiên trong lúc “nước sôi lửa bỏng” như thế này, chính phủ Mỹ không thể đóng cửa! Lại phải thông qua Quốc hội nới trần nợ công, nếu mọi việc hanh thông, USD được xuất kho.

Cho dù lãi suất tăng, doanh nghiệp và người dân hạn chế vay nhưng chính phủ ngày càng vay nhiều hơn. Căn bệnh lạm phát ở Mỹ không đơn thuần mang tính chu kỳ, nó phản ánh bản chất hệ thống mắc lỗi.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường vàng “nín thở” chờ tín hiệu của Fed

    Thị trường vàng “nín thở” chờ tín hiệu của Fed

    14:00, 29/04/2023

  • Kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất lần cuối cùng vào tháng 5

    Kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất lần cuối cùng vào tháng 5

    05:00, 29/04/2023

  • FED tiếp tục tăng lãi suất, giá vàng tuần tới “đứt gãy” đà tăng?

    FED tiếp tục tăng lãi suất, giá vàng tuần tới “đứt gãy” đà tăng?

    11:30, 16/04/2023

  • FED chưa thể ngừng tăng lãi suất

    FED chưa thể ngừng tăng lãi suất

    03:00, 16/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
FED tăng lãi suất: Vòng tròn luẩn quẩn!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO