Gạo Việt còn nhiều dư địa vào thị trường Trung Quốc

BẢO LOAN 19/11/2022 22:42

 Cần thay đổi phương thức sản xuất và tăng cường mở cửa thị trường, trong đó Trung Quốc là thị trường còn nhiều dư địa.

So với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam – VFA cho biết, hiện giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

>>>Gạo Top 4 thế giới và cơ hội rộng cửa xuất khẩu sang các nước khó tính

Trong ngắn hạn, khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao các chuyên gia nhận định gá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. Nhiều chuyên gia đã nhận định cần tận dụng cơ hội của gạo Việt Nam khi đang có nhiều ưu thế trong bối cảnh an ninh lương thực bị đe dọa hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới.

Để tận dụng cơ hội này, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành lúa gạo cần tập trung nâng cao chất lượng sản xuất và tích cực mở cửa thị trường.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản

Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho rằng nên tập trung vào thị trường “hàng xóm”. Ông chia cho biết: "Trung Quốc vốn là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Quốc gia đông nhất thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng,… Hiện có 22 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc, nhưng mỗi năm chỉ được xuất khẩu với hạn mức nhất định".

Đồng thời, ông cũng cho hay, hiện Hải quan Trung Quốc hiện có thể truy xuất rõ ràng sản lượng, hạn mức của từng doanh nghiệp được cấp phép, nên các đơn vị xuất khẩu không có cơ hội để gian dối trong hoạt động này.

>>>Đưa gạo thương hiệu Việt vào phân khúc tiêu dùng cao cấp

Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng sản lượng cũng như tổng tiêu thụ gạo toàn cầu, là nước sản xuất và tiêu dùng gạo lớn nhất thế giới. Cách đây 12 năm, khối lượng gạo thương mại của Trung Quốc còn rất ít nhưng là nước sản xuất đồng thời tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới, Trung Quốc tự cung tự cấp phần lớn lương thực cho quốc gia của họ. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa, cụ thể là áp dụng giá thu mua tối thiểu, đều đặn trong nhiều năm đã khiến sản lượng gạo tăng nhanh.

Thực tế hiện nay, con số mỗi năm Trung Quốc cần nhập khoảng 5,3 triệu tấn gạo. Trong khi đó ông Hòa cho biết, trước đây Việt Nam xuất khẩu được hơn 2 triệu tấn, nhưng nay số lượng sẽ giảm đi. “Như vậy, có thể thấy dư địa để Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vẫn còn. Việt Nam đang kiến nghị với Trung Quốc bổ sung thêm nhà máy được cấp phép xuất khẩu gạo tẻ, gạo thơm, gạo nếp”, ông Hòa thông tin.

Gạo Việt Nam nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế nhờ đột phá về chất lượng

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới

Bên cạnh Trung Quốc, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cũng khẳng định EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn nhờ hạn ngạch xuất khẩu lớn.

Để tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và hạn ngạch xuất khẩu, ông Lê Thanh Hòa cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

>>>Sản xuất lúa gạo bền vững theo chuỗi giá trị

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 đến 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 đến 23 triệu tấn gạo, đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Trong đó, 15% sản lượng gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước hàng năm. Đồng thời cũng là một trong số ít các nước vẫn giữ được đà tăng trưởng trong xuất khẩu gạo trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.

Ngành lúa gạo Việt Nam đang đi theo hướng sạch, bền vững bên cạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng. Hiện doanh nghiệp, nông dân tại Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang tăng sử dụng các chế phẩm sinh học, phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, cám, phân hữu cơ. Qua đó, hiện thực hóa cam kết cắt giảm khí thải nhà kính, chú trọng phấn đấu đến năm 2030 sẽ giảm 50% phát thải khí metan.

Có thể bạn quan tâm

  • Gạo Top 4 thế giới và cơ hội rộng cửa xuất khẩu sang các nước khó tính

    00:30, 19/11/2022

  • Đưa gạo thương hiệu Việt vào phân khúc tiêu dùng cao cấp

    03:00, 09/10/2022

  • Khó khăn hoàn thiện tiêu chuẩn nhà máy gạo hữu cơ

    02:00, 03/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gạo Việt còn nhiều dư địa vào thị trường Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO